Bánh Tráng Trộn được mệnh danh là ĐỆ NHẤT MÓN ĂN VẶT của ba miền Bắc Trung Nam. Sự biến tấu đa dạng của bánh tráng trộn chưa bao giờ hết HOT, và tất nhiên bánh tráng trộn TRUYỀN THỐNG luôn nằm trong TOPLIST ăn vặt TRỨ DANH của Việt Nam.
Cùng Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình hiểu rõ hơn về Bánh Tráng Trộn qua bài thuyết minh bên dưới nhé! Ngoài ra, Như Bình còn nhiều bài viết giới thiệu các loại bánh tráng Tây Ninh khác TẠI ĐÂY mời bạn tham khảo.
MỤC LỤC
Bánh Tráng Trộn Là Gì Mà Đã Chinh Phục Biết Bao Đầu Lưỡi Của Giới Trẻ?
Bánh tráng trộn là món ăn vặt yêu thích của giới trẻ Việt Nam hiện nay, nó có thành phần chính là bánh tráng Tây Ninh và các gia vị khác như ruốc sấy khô, hành phi, khô bò… trộn lẫn lại với nhau để tạo ra món ăn vặt hấp dẫn.
Bánh tráng trộn english được gọi là Mixed Rice Paper. Trong đó, “Mixed” có nghĩa là trộn, phối trộn nhiều thứ lại với nhau. Còn “Rice Paper” ngụ ý ám chỉ đến bánh tráng.
Ngoài ra, cụm từ “bánh tráng trộn recipe in english” còn dùng để nói đến “công thức làm bánh tráng trộn ngon”. Trong đó “Recipe” có nghĩa là công thức, cách làm.
Hiện nay món ăn này biến tấu ngày càng đa dạng mẫu mã nhằm phục vụ cho nhiều sở thích khác nhau nhưng tóm chung lại, đây là món ăn vặt được giới trẻ lựa chọn hàng đầu.
10 Cách Làm Bánh Tráng Trộn Chinh Phục Mọi Vị Giác
Bánh tráng trộn là món ăn vặt “đặc sản” được nhiều bạn trẻ yêu thích nhất mọi thời đại. Đặc biệt, bạn có thể tự thực hiện cách làm bánh tráng trộn ngon ngay tại nhà với những công thức độc đáo, đậm chất riêng của mỗi người. Bạn hãy nhanh tay lưu lại các công thức làm, cách ướp bánh tráng trộn ngon dưới đây để cùng thực hiện mỗi khi thèm
Nguyên Liệu Làm Bánh Tráng Trộn Gồm Những Gì?
Thực tế, nguyên liệu bánh tráng trộn ngon rất đa dạng và phụ thuộc vào từng loại khác nhau. Người làm có thể dễ dàng tùy biến các thành phần để tạo nên những món bánh ngon nhất, hấp dẫn nhất.
Dưới đây là danh sách những nguyên liệu thường dùng để làm bánh tráng trộn để bán, gồm:
- Bánh tráng.
- Khô bò đen
- Khô bò sợi đỏ
- Nước sốt bò
- Dầu điều
- Khô mực xé
- Ruốc sấy
- Đậu phộng rang
- Hành phi
- Tỏi phi
- Muối tây ninh
- Bánh tráng sợi cắt sẵn
- Bơ vàng
- Bơ trắng
- Chà bông
- Bánh tráng vuông đỏ
- Nước sốt me
- Nước sa tế
- Rau răm
- Xoài chua
- Trứng cút
- Nước dầu điều
Những thành phần này sẽ được thay đổi tùy theo khẩu vị và sở thích của từng người để có thể làm nên những món bánh tráng trộn “trứ danh”.
Bánh Tráng Mỡ Hành – Yummyday
Cách Làm Bánh Tráng Trộn Để Bán, Khách Đến Nườm Nượp
Bánh tráng trộn đã trở thành “cơn sốt ăn vặt” trên thị trường hiện nay. Món bánh này đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của giới trẻ. Bởi hương vị độc đáo, mới lạ được hòa quyện từ nhiều nguyên liệu đa dạng, khiến người ăn trở nên “điên đảo” vị giác.
Cách làm bánh tráng trộn để bán khá đơn giản. Người làm chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây.
Bước 1: Chuẩn Bị Và Sơ Chế Nguyên Liệu
Tùy theo từng loại bánh tráng trộn muốn làm mà bạn có thể tùy chọn các loại nguyên liệu phù hợp. Xoài xanh gọt vỏ, cắt sợi. Trứng cút luộc chín, bóc vỏ, cắt làm đôi. Hành tươi thì cắt nhỏ hoặc dùng hành khô đập dập. Đậu phộng rang chín, bóc vỏ.
Bước 2: Chuẩn Bị Nước Sốt Làm Bánh Tráng Trộn
Tùy theo món bánh tráng trộn mà bạn có thể chuẩn bị nước sốt sa tế, sa tế tỏi ớt, nước sốt me,… hoặc nước tương đều được. Nếu muốn nhanh gọn hơn, bạn có thể chọn làm các món bánh tráng trộn với muối ớt, trộn mỡ hành cực đơn giản nhưng cũng độc đáo không kém.
Bước 3: Chuẩn Bị Bánh Tráng
Bánh tráng để trộn thường là loại bánh tráng trắng, vỏ mỏng, khi trộn lên rất dễ thấm gia vị. Bánh tráng cắt sợi nhỏ, có độ dài vừa phải, không dài cũng không quá ngắn. Nếu cắt quá ngắn, bánh dễ bị gãy nát hoặc vụn ra khi trộn.
Bước 4: Trộn Bánh Tráng
Chuẩn bị một chiếc thau lớn, cho bánh tráng đã cắt và nguyên liệu vào chung để trộn. Bạn hãy chọn thật nhẹ nhàng, đều tay để bánh tráng thấm gia vị, tránh bóp mạnh tay làm bánh tráng dễ dập nát. Sau khi trộn xong, thì bày ra đĩa hoặc hộp, rắc thêm ít đậu phộng, rau răm để thêm phần bắt mắt và bắt đầu thưởng thức.
Cách Làm Nước Sốt Bánh Tráng Trộn Ngon “Số Dzách”
Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị hành lá cắt nhỏ, tỏi, ớt băm nhuyễn sau đó phi thơm với 3 muỗng canh dầu ăn trên lửa vừa. Tiếp đến, cho thêm 2 muỗng canh tương ớt, 3 muỗng canh nước tương, 3 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh đường, khuấy đều, đun trên lửa nhỏ.
Cuối cùng, bạn hãy cho tiếp 1 muỗng canh dầu điều, khuấy thêm 2 – 3 phút để hỗn hợp trở nên sánh mịn, hòa quyện vào nhau. Sau đó, nhấc xuống bếp, cho ra tô, để nguội và bắt đầu trộn với bánh tráng.
Cách Làm Bánh Tráng Trộn Mỡ Hành Đơn Giản Tại Nhà Ngon Khó Cưỡng
Bánh tráng được trộn mỡ hành hiện nay đang là cơn sốt của những món ăn vặt. Với hương vị độc lạ, bánh tráng trộn với mỡ hành đang làm cho giới trẻ điên đảo về độ ngon và hấp dẫn của nó.
Bánh tráng trộn với mỡ hành đang được rất nhiều bạn trẻ nghiền như một món ăn không thể thiếu hằng ngày. Nghe cái tên này đã có thể dễ dàng hình dung ra bánh như thế nào rồi nhỉ?
Nghe tên bánh tráng có vẻ rất ngấy nhưng không phải như thế. Bánh tráng được làm dễ dàng và được nhiều người nhận xét rằng rất ngon và vô cùng hấp dẫn.
Món ăn vặt này có cách làm rất dễ. Nguyên liệu cần chuẩn bị cũng không cần nhiều và rất gần gũi
Những nguyên liệu cần chuẩn bị
- Bánh tráng: 100 gam
- Dầu ăn: 50 ml
- Hành lá, một ít hành tím đã lột vỏ
- 2 muỗng cafe muối tôm
Nguyên liệu đã chuẩn bị xong, chúng ta cùng bắt tay vào làm món ăn vặt tuyệt ngon thôi nào!
Sơ chế nguyên liệu và cách làm
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Hành lá đem rửa sạch sau đó thái mỏng, hành tím đem bóc sạch vỏ, bào mỏng. Bánh tráng nên cắt hình vuông, vừa miếng ăn, số lượng tùy khẩu phần ăn của từng người.
Bước 2: Làm hành phi và mỡ hành
Bước này vô cùng dễ làm. Chỉ cần chuẩn bị chảo nóng, sau đó cho 50 ml dầu ăn vào chảo đun nóng, tiếp tục cho đổ dầu vào bát hành vừa cắt nhỏ là xong bước làm mỡ hành.
Tiếp, bạn cho tiếp ít dầu vào chảo nóng sau đó đợi dầu già rồi cho hành tím đã bóc vỏ, bào mỏng rồi phi thơm lên.
Thế là chúng ta đã xong bước 2, thật đơn giản phải không?
Bước 3: Làm bánh tráng trộn
Cho bánh tráng đã cắt vừa miếng vào một tô lớn (nếu nhiều cho vào thau) sau đó cho tất cả hành phi, muối tôm và mỡ hành đã chuẩn bị vào tô bánh tráng, sau đó trộn thật đều lên cho đến khi mỡ và muối tôm nhìn đều và đẹp là xong, vậy là có thể thưởng thức món bánh tráng trộn với mỡ hành được rồi.
Thế là món ăn vặt tuyệt ngon đã hoàn thành xong, cùng cho lên đĩa và thưởng thức sản phẩm của chính mình làm nào!
Video Cách làm Bánh tráng trộn ngon:
Cách Làm Bánh Tráng Trộn Chay Độc Đáo, Lạ Miệng, Ai Cũng Yêu Thích
Bánh tráng trộn chay sẽ được chế biến hoàn toàn từ đồ chay, bao gồm đậu hủ, tàu hủ ky, sườn chay, xoài xanh, đậu phộng rang, rau răm, sa tế, muối tỏi, nướng tương. Đậu hũ cắt thành các sợi dài, rộng bằng ngón tay út, rồi đem chiên vàng trong dầu nóng. Tàu hủ ky cũng được đem lên chiên vàng chung một chảo dầu.
Cuối cùng, bạn chỉ cần ướp, trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau để hoàn thành món bánh tráng trộn chay cực hấp dẫn. Bánh tráng trộn chay rất dễ ăn vì chứa nhiều thành phần lành tính từ thực vật. Do đó, các mẹ bầu cũng có thể thoải mái “đánh chén” món ăn tuyệt hảo này. Hoặc bạn có thể ăn hằng ngày mà không lo nóng trong.
Cách Làm Bánh Tráng Trộn Hành Phi Thơm Phưng Phức, Bóng Bẫy
Bánh tráng trộn hành phi có cách làm tương tự như bánh tráng trộn mỡ hành. Bạn có thể sử dụng hành lá, hành tím hoặc cả hai đều được. Hành lá được cắt nhỏ, hành tím băm nhuyễn, sau đó tưới dầu nóng lên trên. Cách làm này sẽ giúp hành giữ được màu sắc tự nhiên hơn so với phương pháp phi trực tiếp trong dầu.
Bánh tráng cắt thành từng miếng vuông hoặc cắt sợi đều được. Sau đó, bạn hãy rải đều hỗn hợp hành phi lên bánh tráng và trộn thật đều tay đến khi nào thấy bánh thấm hết gia vị thì ngừng.
Cách Làm Bánh Tráng Trộn Tóp Mỡ Thơm Ngon Nức Mũi
Đối với bánh tráng trộn tóp mỡ, công đoạn chuẩn bị tóp mỡ vô cùng công phu. Bạn phải chọn được những thớt mỡ heo tươi ngon, tốt nhất là chọn phần mỡ đi liền với da. Mỡ heo được rửa sạch, cắt thành từng khối vuông khoảng 2cm, để ráo nước.
Trong thời gian đó, bạn hãy bắc chảo dầu lên bếp, chờ cho dầu sôi thì mới cho tóp mỡ vào. Lưu ý, bạn nên cho từ từ để tránh dầu bắn ra ngoài. Bạn hãy đảo đều tay trong khoảng 15 phút, trước khi vớt tóp mỡ ra để lên giấy dầu để loại bỏ các chất béo.
Nước sốt ăn kèm bánh tráng trộn tóp mỡ được làm từ hành, tỏi, sả băm nhuyễn phi thơm. Khi hỗn hợp dậy mùi thì cho thêm sa tế, tương ớt, giấm, đường và nước lọc tùy theo khẩu vị của từng người. Bạn hãy đảo liên tục để các gia vị được hòa quyện vào nhau tạo nên một hỗn hợp nước sốt sánh mịn.
Tiếp đến, bạn hãy cho tiếp phần tóp mỡ đã ráo dầu vào đảo chung với nước sốt. Rim tóp mỡ với nước sốt trong khoảng 5 phút trước khi đem ra trộn với bánh tráng. Bánh tráng cắt sợi, được trộn đều với nước sốt và tóp mỡ vô cùng hấp dẫn, thơm ngon.
Một bí quyết để tóp mỡ được vàng giòn là bạn hãy cho thêm một nước cốt chanh vào trong dầu. Đồng thời, bạn hãy để lửa vừa, đảo trong thời gian ngắn để tóp mỡ không bị cháy cạnh hoặc teo lại mất ngon.
Cách Làm Bánh Tráng Trộn Cuốn Độc Lạ, Lôi Cuốn Vị Giác
Bánh tráng trộn cuốn được làm theo nhiều cách khác nhau với nhiều nguyên liệu đa dạng. Bạn có thể tự làm món bánh tráng trộn cuốn trứng cút, bánh tráng trộn cuốn bơ,… để thưởng thức ngay tại nhà.
Tùy theo điều kiện của mỗi người, bạn có thể thêm xoài xanh, khô bò, khô gà, rau răm, hành phi, ruốc, tôm khô, trứng cút, bơ, đậu phộng,…. để cuốn bánh tráng và thưởng thức. Nước sốt chấm bánh tráng được làm từ nước cốt tắc, tương ớt, muối tôm Tây Ninh, ớt bột, đậu phộng, đường,… trộn đều lên.
Hoặc bạn có thể tự làm nước sốt bơ dầu bằng cách cho một ít nước cốt chanh vào lòng đỏ trứng và đánh đều lên. Tiếp đến, bạn hãy cho thêm một ít dầu ăn và đánh đến khi hỗn hợp bông lên là đã có ngay một thứ nước chấm đặc biệt và độc đáo.
Cách Làm Món Bánh Tráng Trộn Thịt Bằm Thơm Ngon, Điên Đảo Người Dùng
Đối với món này, bạn cần phải chuẩn bị thịt bằm. Người làm có thể mua thịt xay sẵn trong các siêu thị hoặc tự xay, băm thịt ngay tại nhà. Lưu ý, bạn cần phải bằm đều tay để các miếng thịt thật đều nhau.
Tiếp đến, bạn hãy bắc chảo lên bếp, cho thêm một ít dầu ăn, cho tỏi băm vào phi thơm. Sau đó cho thịt vào xào thật đều tay. Bạn hãy để lửa vừa để tránh làm cho thịt bị cháy cạnh. Người nấu có thêm nêm nếm đường, muối, hạt nêm tùy theo khẩu vị của người ăn. Khi thịt chín mới cho hành lá cắt nhỏ vào, rồi tắt bếp.
Thịt bằm sau khi xào chín được đem trộn với bánh tráng. Vốn dĩ, thịt xào đã có ra nước, nên bạn không chuẩn bị thêm nước sốt trộn bánh tráng, mà chỉ thêm một ít thêm sa tế cho tăng hương vị là có thể hoàn thành món ăn vặt độc đáo này.
Tóm lại, trên đây là những cách làm bánh tráng trộn ngon “gây sốt” trong “làng ẩm thực” thời gian qua. Từ hôm nay, bạn đã có thể tự làm bánh tráng trộn hấp dẫn, đặc biệt ngay tại nhà hoặc sáng tạo nên những công thức làm “bá đạo” khác.
Điểm Danh Các Loại Bánh Tráng Trộn Đóng Gói Sẵn Ngon Khó Cưỡng Trên Thị Trường
Bánh tráng trộn trên thị trường hiện nay rất “muôn hình vạn trạng”. Mỗi xe bánh tráng trộn khác nhau, mỗi người bán khác nhau tại có những cách “biến tấu” khác nhau để tạo nên hàng chục loại bánh tráng trộn ngon, hấp dẫn, độc đáo. Cụ thể gồm:
Bánh tráng trộn trứng muối: Điểm tinh hoa của món ăn này là sử dụng thêm lòng đỏ trứng muối. Đây là một loại nguyên liệu có thể bảo quản được lâu, nên khi đóng gói vẫn giữ được hương vị nguyên bản của chúng.
Bánh tráng trộn khô gà: Khô gà giúp cho món bánh tráng thêm phần độc đáo, lạ miệng. Vị khô gà mằn mặn, ngọt ngọt, càng xé nhỏ thì hương vị càng lan tỏa, càng thấm sâu.
Bánh tráng trộn muối tôm: Một cái tên nghe có vẻ khá Bình Dân. Và những nguyên liệu của nó cũng bình dân như nó. Người ta chỉ cần xé nhỏ bánh tráng, trộn thêm chút muối tôm là đã có ngay món bánh tráng trộn lạ miệng, độc đáo.
Bánh tráng trộn bơ: Vị bơ ngọt thanh, béo được áo đều mọi bề mặt của từng sợi bánh tráng để tăng thêm hương vị. Bạn có thể bổ sung thêm xoài, các loại khô để thêm phần hấp dẫn, lôi cuốn.
Bánh tráng trộn thập cẩm: Đây có lẽ là món bánh tráng trộn được nhiều người dùng yêu thích nhất hiện nay và luôn quan tâm rằng bánh tráng trộn có gì. Câu trả lời chính là “thập cẩm”. Người ta sẽ phối trộn nhiều nguyên liệu với nhau một cách tùy ý, gồm khô bò, khô gà, muối tôm, tỏi ớt, bơ, sa tế,… để tạo nên nét riêng của mỗi thương hiệu.
Bánh tráng trộn phơi sương: Điểm độc đáo của món bánh này là bánh tráng được đem đi phơi sương trước khi trộn với các loại nguyên liệu khác. Do đó, bánh tráng khi ăn có độ mềm, dai rất lạ. Đây là một món “đặc sản” rất nổi tiếng tại Tây Ninh. Bạn có thể tìm đến đây để mua loại bánh tráng trộn đặc biệt này.
Bánh tráng trộn tỏi ớt: Với bánh tráng, tỏi, ớt và một chút nước sốt, người dân cũng có thể đủ sức tạo nên một món bánh tráng trộn gây lôi cuốn lòng người.
Bánh tráng trộn phô mai: Chỉ với một ít phô mai, muối tôm Tây Ninh, dầu điều là bạn cũng có thể tự trộn cho mình món bánh tráng trộn phô mai độc đáo. Nếu thích ăn cay, bạn có thể trộn thêm một ít sa tế hoặc ớt bột để kích thích vị giác.
Bánh tráng trộn muối tắc: Đây là món bánh tráng trộn rất dễ ăn, không “kén” khẩu vị. Bánh tráng trộn ăn vào có vị chua chua của tắc, mằn mặn, cay cay của muối vương vấn ở đầu lưỡi.
Bánh tráng trộn rong biển: Món bánh tráng này có cách làm rất lạ. Bánh tráng cắt miếng vuông, được làm mềm với nước, rồi dán lên lá rong biển cho dính lại. Sau đó mới tiến hành đem đi trộn với các nguyên liệu khác.
Bánh tráng trộn sa tế: Hương vị đặc trưng của món bánh này là vị cay. Do đó, nếu bạn là người không “sành” ăn cay thì có thể ưu tiên cho các lựa chọn khác.
Bánh tráng trộn sốt me: Món bánh tráng này luôn được nhiều review, đánh giá tích cực từ người dùng. Cách làm bánh tráng trộn sốt me khá đơn giản. Điểm mấu chốt là bạn phải nấu được nước sốt me chua chua ngọt ngọt vừa miệng. Bạn có thể “dặm” thêm đường để dằn lại vị chua của me.
Những Thương Hiệu Bánh Tráng Trộn Thơm Ngon Nức Tiếng Hiện Nay
Bánh tráng trộn không chỉ đơn giản là một món ăn mà nó còn là “cái nghề, cái nghiệp” của nhiều người Việt Nam hiện nay. Những xe bánh tráng trộn, cơ sở bán bánh tráng trộn đua nhau “mọc lên như nấm”. Trong đó phải kể đến các thương hiệu bánh tráng lừng danh sau:
Bánh tráng trộn chú Viên: Đây là một cửa hàng bán tráng trộn tọa lạc tại 38 Nguyễn Thượng Hiền, P. 5, Q. 3, TP. HCM. Quán nổi tiếng với các phần bánh tráng trộn bình dân với giá bán dao động từ 10.000 – 20.000 đồng/ phần. Số điện thoại bánh tráng trộn chú Viên là 090 656 25 62.
Bánh tráng trộn Cát Thy: Cơ sở bán bánh tráng trộn này tọa lạc tại 595/19 Trần Xuân Soạn, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là “hiện tượng mạng” về bánh tráng trộn một thời. Khi người dân xứ tỉnh đổ về đây để xếp hàng dài chờ mua bánh tráng. Bánh tráng Cát Thy có giá dao động khoảng 30.000 đồng/ phần.
Bánh tráng trộn cô năm: tại địa chỉ 45 Lê Thị Hồng, Phường 7, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, hotline 090 784 57 37. Quán mở bán từ 6 giờ sáng – 7 giờ tối với giá 15.000 đồng/phần.
Bánh tráng trộn cô Thảo: Đây là một xe bánh tráng trộn tại 90 đường Nguyễn Thượng Hiền, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, được mở bán từ 6:00 – 21:00. Bạn có thể đặt mua bánh tráng tại hotline 090 852 87 10.
Bánh tráng trộn nghệ sĩ: Đây là một cửa hàng nhỏ nằm khuất tại 82 Đ. Phạm Văn Đồng, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Quán chỉ mở bán từ 18:00 – 21:00 mỗi ngày với giá từ 15.000 – 25.000 đồng. Hotline là 093 377 68 08.
Bánh tráng trộn Lý Quí Khánh: Đây là một thương hiệu bánh tráng “xa xỉ” của nhà thiết kế Lý Quí Khách. Bánh tráng trộn 250k do NTK tự làm bánh tráng trộn tại nhà và bán online trên facebook.
Bánh tráng trộn cô Toàn: tại A17 Tạ Quang Bửu, Khu tập thể Bách Khoa, Hoàn Kiếm, Hà Nội, mở cửa từ 14:00 – 21:00 giờ. Giá bán dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/ phần.
Bánh tráng trộn Thanh Trúc: tọa lạc tại 306/9 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Giá bán trung bình từ 15.000 – 20.000 đồng, mở bán từ 9:00 – 23:00.
Bánh tráng trộn dì ba: có địa chỉ tại 32/219 Ông Ích Khiêm, Q. 11, TP. HCM. Thời gian mở cửa từ 14:00 – 21:00. Giá bán trung bình từ 15.000 – 20.000 đồng.
Bánh tráng trộn Tina Trần: tọa lạc tại địa 3 A15 Ngõ 3 Chùa Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội. Quán Tina Trần mở cửa từ 14:00 – 23:000 hằng ngày. Mỗi phần bánh tráng trộn có giá từ 10.000 – 25.000 đồng.
Bánh tráng trộn Quang Đăng: tọa lạc tại 43 Dương Khuê, Q. Cầu Giấy, Hà Nội. Quán mở cửa từ 8:40 – 21:30. Giá bán trung bình khoảng 20.000 đồng/phần.
Bánh tráng trộn Hai Sơn: Quán mở cửa từ 10:00 – 23:00 tại địa chỉ 16 Ngô Thì Nhậm, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội. Giá bán bình dân từ 12.000 – 40.000 đồng. Liên hệ hotline 090 487 68 60.
Bánh tráng trộn cô Sương: tại địa chỉ 28/34 Phùng Văn Cung, Phường 7, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, mở cửa từ 8:00 – 21:00. Giá bán “hạt dẻ” từ 10.000 – 20.000 đồng. Số hotline là 0369 287 761.
Bánh tráng trộn chú trọc: Địa chỉ là 80 Phan Đăng Lưu, Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng. Thời gian mở cửa từ 14:30 – 21:30. Mức giá từ 15.000 – 20.000 đồng.
Bánh tráng trộn thành danh: tọa lạc tại 245 Lê Văn Thọ, P.11, Q. Gò Vấp, TP. HCM. Mở cửa từ 15:00 – 21:00. Giá bán từ 10.000 – 20.000 đồng.
Bánh tráng trộn cô ba: Địa chỉ tại đường 3 Tháng 2, P. An Hòa, Rạch Giá, Kiên Giang. Hotline tại 0975 515 165. Giá bán bình quân đầu người từ 15.000 – 20.000 đồng. Quán mở cửa từ 17:00 – 23:00.
Bánh tráng trộn Abi: Địa chỉ tại 974/1 Trường Sa, phường 12, quận 3, TPHCM. Quán mở cửa phục vụ từ 9:00 -22:00 với giá bán dao động từ 10.000 – 100.000 đồng.
Bánh tráng trộn Bảo Ngọc: tại 40 Bạch Đằng, P. Phước Tiến, TP. Nha Trang, Khánh Hòa. Thời gian phục vụ từ 11:00 – 21:00. Giá bán dao động từ 10.000 – 15.000 đồng.
Bánh tráng trộn Gánh: Địa chỉ quán tại 270/4/1 Phan Đình Phùng, P. 1, Q. Phú Nhuận, TP. HCM. Quán mở cửa từ 11:00 – 22:00 với mức giá chỉ từ 10.000 – 20.000 đồng.
Bánh tráng trộn dì Hồng: tọa lạc tại 25 số 11, P. , Q. 4, TP. HCM. Thời gian phục vụ từ 10:00 – 21:00. Bạn có thể ăn tại chỗ hoặc mua mang về với giá từ 20.000 – 30.000 đồng.
Bánh tráng trộn A Lâm: tọa lạc tại 13 Huỳnh Văn Bánh, P. 17, Q. Phú Nhuận, TP. HCM. Quán mở bán từ 6:00 – 23:00 các ngày trong tuần. Giá món chỉ từ 15.000 – 30.000 đồng.
Giải Đáp Thắc Mắc Liên Quan Về Bánh Tráng Trộn
Tuy đây là một món ăn vặt khá nổi tiếng tại nhiều làng quê Việt Nam. Nhưng không ai cũng am hiểu hết về thức bánh độc đáo này.
Bánh Đa Nem Có Làm Bánh Tráng Trộn Được Không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy bánh đa nem có độ dày lớn hơn bánh tráng nhưng bạn cũng có thể dễ dàng làm nên nhiều món bánh tráng trộn với công thức tương tự. Tuy nhiên, khi xé bánh đa nem, bạn lưu ý cần phải cắt, xé sợi thật mỏng để gia vị có thể ngấm đều.
Bánh Tráng Trộn Để Được Bao Lâu?
Thời gian bảo quản bánh tráng trộn lâu hay ngắn phụ thuộc nhiều vào cách chế biến và quy cách đóng gói của nó. Nếu bánh tráng trộn sẵn thì bạn chỉ có thể bảo quản tối đa 24 tiếng. Tốt nhất, bạn nên dùng ngay sau khi trộn để đảm bảo thưởng thức được độ giòn, ngon của bánh.
Trong khi đó, các loại bánh tự trộn được đóng gói kín (hay còn gọi là bánh tráng trộn bịch) lại có thời gian bảo quản lâu hơn. 1 bịch bánh tráng trộn có thể bảo quản từ 1 tuần – 1 tháng mà vẫn không bị hư hỏng.
Bánh Tráng Trộn Để Qua Đêm Được Không?
Nếu bạn đã từng thưởng thức các món bánh tráng trộn ăn liền hoặc xem các review bánh tráng trộn, thì bánh sẽ thấy cách làm bánh tráng trộn để bán là phối trộn nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo được hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
Do đó, bất kỳ thực khách nào cũng quan tâm đến việc bánh tráng có thể để bao lâu? Bánh tráng trộn để qua đêm được không? Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng thì việc để bánh tráng trộn qua đêm rồi ăn là điều không nên làm.
Nguyên nhân là do bánh tráng được trộn với nhiều loại nước sốt khác nhau, nên bánh rất dễ bị nhũn, rã ra theo thời gian. Bạn sẽ thấy rõ điều này khi để bánh tráng trộn bên ngoài từ 15 – 30 phút.
Trong khi đó, thời gian để qua đêm thường là từ 6 – 12 tiếng. Do đó, bánh sẽ rất khó giữ được độ ngon sau khi “qua đêm”. Thêm vào đó, người dùng cũng sẽ cảm thấy khó ăn. Vì bánh tráng trộn lúc này sẽ có mùi khá khó chịu. Một phần là do hương vị của các nguyên liệu bị oxy hóa. Một phần là do hoạt động của các vi sinh vật.
Chính vì thế, việc ăn bánh tráng trộn để qua đê là điều không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn trong vòng 30 phút kể từ khi trộn xong, để tránh mắc các bệnh về tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay đã có xuất hiện các loại bánh tráng trộn đóng gói với thành phần các nguyên liệu được tách riêng ra. Khách hàng có thể mua về để tự trộn tại nhà.
Do được đóng gói, nên đây là loại bánh mà bạn có thể để qua đêm hoăc bảo quản lâu hơn nữa. Vì vậy, nếu bạn chưa có nhu cầu ăn bánh tráng trộn ngay thì đây chính là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
Ăn Bánh Tráng Trộn Có Tốt Không?
Bánh tráng trộn là một món ăn vặt rất “được lòng” các thực khách. Nhờ vào giá bán rẻ, hương vị độc đáo khi được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Do đó, hàm lượng calo và giá trị dinh dưỡng của bánh tráng trộn luôn được người ăn đặc biệt quan tâm.
Bánh Tráng Trộn Bao Nhiêu Calo?
Để trả lời cho câu hỏi bánh tráng trộn có bao nhiêu calo, 1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo, 1 hộp bánh tráng trộn bao nhiêu calo, người ăn cần xác định được các thành phần có trong bịch, hộp bánh tráng của mình.
Thông thường, 100g bánh tráng sẽ có khoảng 280 – 300 calo. Bánh tráng trộn được kết hợp thêm với muối, tỏi, khô bò, bơ, phô mai,… nên hàm lượng calo sẽ tăng lên từ 300 – 330 calo, thậm chí là nhiều hơn thế nữa.
Ăn Bánh Tráng Trộn Có Mập Không?
Sau khi biết được đáp án ăn bánh tráng trộn bao nhiêu calo, không ít thực khách, đặc biệt là các chị em luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề bánh tráng trộn ăn có mập không? Thực tế, việc ăn bánh tráng trộn có mập, ăn bánh tráng trộn có giảm cân không đều phụ thuộc nhiều vào lựa chọn và cách phối trộn nguyên liệu của bạn.
Bởi hàm lượng calo bên trong bánh tráng trộn được cấu thành từ bánh tráng và các loại nguyên liệu trộn kèm. Nếu kết hợp càng nhiều nguyên liệu thì hàm lượng calo cung cấp cho cơ thể sẽ càng cao.
Vì vậy, nếu bạn muốn ăn bánh tráng trộn eat clean, bánh tráng trộn giảm cân thì hãy tránh lựa chọn phối trộn với các nguyên liệu có hàm lượng calo cao. Tốt nhất, bạn nên tránh chọn các món bánh tráng trộn bơ, bánh tráng trộn phô mai, bánh tráng trộn tóp mỡ, bánh tráng mỡ hành,…
Tóm lại, việc ăn bánh tráng trộn có béo không, còn phụ thuộc vào cách ăn và chế độ luyện tập của bạn. Bạn nên thực hiện các bài tập giữ dáng, giảm cân thường xuyên để luôn có được thân hình thon gọn dù là một “tín đồ” của bánh tráng trộn.
Ăn Bánh Tráng Trộn Có Nổi Mụn Không?
Thực tế, việc ăn bánh tráng trộn có nổi mụn không là điều không thể xác định chính xác được. Đôi khi nó cũng là điều bất khả kháng.
Bởi vì mụn được sinh ra do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như do cơ địa, cách chăm sóc da không tốt, không sạch,… Nếu bạn không nuôi dưỡng làn da của mình đúng cách thì dù không ăn bánh tráng trộn cũng sẽ có nguy cơ bị lên mụn.
Tuy nhiên, có một sự thật không thể phủ nhận rằng, bên trong món bánh tráng trộn có chứa rất nhiều thành phần cay nóng, nhiều dầu mỡ,… làm cản trở quá trình ngừa mụn của bạn. Song, bạn hoàn toàn có thể “cách ly” khỏi điều này bằng cách sử dụng bánh tráng trộn chay.
Bánh tráng trộn ăn chay rất lành tính, do không có cách thành phần từ động vật. Ai ai cũng có thể thưởng thức được. Đồng thời, cách làm bánh tráng trộn chay cũng khá đơn giản. Nguyên liệu làm bánh đều sẵn có để bạn có thể tự chế biến tại nhà.
Ăn Bánh Tráng Trộn Có Hại Không?
Thực tế, không có đáp án nào chuẩn xác do câu hỏi ăn bánh tráng trộn có tốt không, có nên ăn bánh tráng trộn không. Nguyên nhân là do tính lợi – hại của bánh tráng trộn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Từ nguyên liệu cho đến khâu chế biến.
Nếu người làm chọn được những nguyên liệu sạch, giàu dinh dưỡng và có quy trình chế biến hợp vệ sinh thì không hại. Nhưng ngược lại, nếu cách làm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nguyên liệu không đảm bảo chất lượng thì sẽ đe dọa rất lớn đến sức khỏe người dùng, đặc biệt là đường tiêu hóa.
Ngoài ra, ăn bánh tráng trộn có hại không cũng phụ thuộc vào lựa chọn của bạn. Nếu bạn ăn quá nhiều nguyên liệu gây nóng trong, nhiều dầu mỡ,… sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trong tương lai.
Ăn Bánh Tráng Trộn Có Nóng Không?
Như đã nói, bánh tráng trộn được tạo thành bằng cách phối trộn bánh tráng với nhiều nguyên liệu khác nhau. Trong đó có cả những thành phần gây cay, nóng cho cơ thể như sa tế, ớt,… Tuy nhiên, nếu bạn chỉ ăn ít, lâu lâu mới ăn một lần thì những thành phần sẽ không ảnh hưởng lớn đến cơ thể.
Ngược lại, nếu bạn ăn nhiều, ăn thường xuyên thì rất dễ khiến cơ thể bị nóng trong, dẫn đến nổi mụn hoặc khó chịu trong người. Trong trường hợp này, bạn nên ưu tiên các món bánh tráng trộn chay vừa lành tính vừa lạ miệng để thỏa mãn được cơn thèm.
Có Bầu Ăn Bánh Tráng Trộn Được Không?
Ngày nay, bánh tráng trộn đã trở thành “món ăn vặt quốc dân”, được người người, nhà nhà yêu thích. Đến ngay cả những bà bầu không thể cưỡng lại cơn thèm trước bánh tráng trộn. Chính vì vậy, nhiều người đặc biệt quan tâm có bầu ăn bánh tráng trộn có được không, có bầu thèm bánh tráng trộn nên làm sao.
Câu trả lời có thể. Tuy nhiên, nó sẽ phụ thuộc vào sức khỏe và giai đoạn thai kỳ của mẹ bầu. Bà bầu có thể ăn bánh tráng trộn, nhưng không nên ăn quá nhiều.
Đặc biệt là các loại bánh tráng trộn muối ớt, muối tôm. Nguyên nhân là muối có hàm lượng Natri khá cao, rất dễ gây phù nề cơ thể. Thêm vào đó, bên trong bánh tráng trộn còn chứa nhiều thành phần gây nóng cho cơ thể, nên rất dễ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
Bầu 2 tháng ăn bánh tráng trộn được không? Thời điểm từ 2 – 3 tháng đầu là giai đoạn vô cùng nhạy cảm của thai kỳ. Sức khỏe thai nhi vẫn chưa ổn định và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, tốt nhất, các bà bầu không nên ăn bánh tráng trộn vào giai đoạn này để bảo vệ sức khỏe của con.
Bầu 4 tháng ăn bánh tráng trộn được không? Ở giai đoạn này, bà bầu có thể ăn được bánh tráng trộn nhưng cần phải hạn chế. Tốt nhất, bạn nên tự trộn bánh tráng tại đây để đảm bảo vệ sinh và an toàn. Bởi bánh tráng trộn là loại thực phẩm rất dễ nhiễm khuẩn nếu bảo quản, chế biến không hợp vệ sinh.
Ngoài ra, bên cạnh câu chuyện bà bầu ăn bánh tráng trộn, nhiều chị em phụ nữ còn quan tâm đến việc có kinh ăn bánh tráng trộn được không. Thực tế, bạn nên hạn chế ăn bánh tráng trộn vào giai đoạn này.
Bởi vì đây là thời điểm sức khỏe cơ thể đang rất yếu và rất dễ nhiễm khuẩn. Trong khi đó, bánh tráng trộn lại giàu thành phần dầu mỡ, muối, ớt, gây nóng trong. Nếu ăn nhiều và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn nên chọn ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước hoặc bánh tráng trộn chay.
Kinh Doanh Bánh Tráng Trộn – Cơ Hội Làm Giàu Của Hàng Triệu Người
Bánh tráng trộn đã trở thành món ăn “quốc dân” được thực khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Thế nên, cái nghề bán bánh tráng trộn cũng “như diều gặp gió” mà phất lên không tưởng. Các cơ sở sản xuất bánh tráng trộn, cơ sở cung cấp nguyên liệu làm bánh tráng trộn,… cũng đua nhau “mọc như nấm”.
Cơ Sở Cung Cấp Bánh Tráng Trộn Giá Sỉ
Cơ sở sỉ bánh tráng trộn trên thị trường rất “muôn hình vạn trạng”. Bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại bánh tráng trộn sẵn giá sỉ để về kinh doanh, bán lại.
Bạn có thể tìm đến các địa chỉ sỉ bánh tráng trộn Hà Nội, bánh tráng trộn Cần Thơ, cơ sở bánh tráng trộn Tây Ninh,… hoặc bánh tráng trộn Sài Gòn giao tận nơi để tìm được nguồn hàng giá tốt. Giá bánh tráng trộn cao hay thấp phụ thuộc vào nguồn hàng bạn nhập về là rẻ hay đắt.
Cơ Sở Sản Xuất Bánh Tráng Trộn
Đây chính là những địa chỉ kinh doanh bánh tráng trộn mà người mới khởi nghiệp luôn ưu tiên hàng đầu. Tại đây, bạn vừa có thể mua được bánh tráng trộn giá tốt, không qua trung gian, vừa có thể mua được nguyên liệu làm bánh tráng trộn một cách dễ dàng.
Nếu bạn muốn tìm mua nguyên liệu làm bánh tráng trộn ở Sài Gòn giá tốt thì có thể liên hệ cơ sở Như Bình để được mua bánh tráng “hảo hạng” cùng hàng loạt các nguyên liệu chất lượng như muối tôm, ruốc, khô,…
Người bán có thể học hỏi các cách làm bánh tráng trộn bán online thông qua các game làm bánh tráng trộn hoặc những review, hướng dẫn làm bánh tráng trộn youtube để có được những món bánh “gây nghiện” cho thực khách.
[Câu Hỏi Đầu Tư] Bán Bánh Tráng Trộn Cần Bao Nhiêu Vốn?
Ắt hẳn, đây chính là câu hỏi hàng đầu mà những người muốn kinh doanh bánh tráng trộn luôn đặc biệt quan tâm. Bởi bạn cần phải tính toán, ước lượng được số vốn cụ thể để có thể dự trù kinh phí và chuẩn bị tài chính “vừa vặn”.
Thực tế, tiền vốn bán bánh tráng trộn cao hay thấp sẽ phụ thuộc nhiều vào các khoản sau:
Tiền mua xe đẩy bán bánh tráng trộn: Việc đặt mua xe bán bánh tráng trộn sẽ rẻ hơn gấp nhiều lần so với mở cửa hàng kinh doanh, thuê mặt bằng.
Đặc biệt, bạn có thể tìm mua xe bánh tráng trộn cũ hoặc đến các cơ sở thanh lý xe bánh tráng trộn để mua được với giá rẻ. Người bán có thể tự do thiết kế xe bánh tráng trộn theo ý thích của mình hoặc nhờ người thiết kế.
Chi phí mua nguyên liệu làm bánh tráng trộn: Nếu bạn đã am hiểu các công thức phối trộn bánh tráng thì có thể đặt mua nguyên liệu về tự làm tại nhà. Tuy nhiên, người bán cần chọn được nguồn bánh tráng và nguyên liệu chất lượng, giá tốt.
Vậy mua bánh tráng để làm bánh tráng trộn ở đâu ngon, giá rẻ? Câu trả lời chính là thương hiệu Như Bình. Cơ sở tự hào mang đến cho bạn tất tần tật các loại bánh tráng hảo hạng để phục vụ cho sự nghiệp kinh doanh của mình. Hơn thế nữa, bạn còn có thể dễ dàng tìm thấy các nguyên liệu làm bánh tráng trộn tại đây.
Ngoài ra, bạn còn phải tốn các khoản phí cho việc quảng bá, marketing thương hiệu (nếu có). Do đó, người khởi nghiệp cần phải có sự tính toán thận trọng để có thể khởi nghiệp an toàn và thành công.
Lời Kết
Bánh tráng trộn là một thức quà vặt “đặc sản” mà không ai có thể chối từ. Với những công thức phối trộn đỉnh cao và tùy biến đã khiến món bánh này vang danh khắp mọi tỉnh thành. Bạn hãy liên hệ với Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình để được đặt mua những món bánh tráng ngon “nhức nách” và giá “cạnh tranh” nhất nhé.