Bánh Tráng Sa Tế NGON ở chỗ nước SA TẾ cay đậm vị, cùng với miếng bánh tráng dẻo THƠM NGON. Món ăn vặt này chắc chắn là lựa chọn CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH cho những tín đồ thích cay.
Vậy điều gì làm nên sức hấp dẫn của bánh tráng sa tế, bài thuyết minh dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời. Tìm hiểu chi tiết về món đặc sản Việt Nam nói chung cũng như đặc sản Tây Ninh nói riêng này qua bài thuyết minh bên dưới cùng Bánh Tráng Như Bình nhé! Ngoài ra, Như Bình còn nhiều bài viết giới thiệu các loại bánh tráng Tây Ninh khác mời bạn tham khảo.
MỤC LỤC
Bánh Tráng Sa Tế Là Gì Mà Mới Nghe Tên Đã Phải Hít Hà
Bánh tráng sa tế là một loại món ăn vặt của giới trẻ, với thành phần chủ đạo là bánh tráng, muối Tây Ninh và sa tế, dùng để trộn với các loại gia vị rồi chấm hoặc cuốn ăn, món ăn này là mục tiêu săn đuổi của các tín đồ ăn cay suốt bao thế hệ, đặc biệt là các quý chị em phụ nữ. Loại bánh tráng này được sản xuất ở nhiều nơi nhưng nổi bật nhất là của bánh tráng Tây Ninh.
Nguồn Gốc Của Bánh Tráng Sa Tế Có Từ Khi Nào Mà Nói Tên Ai Cũng Biết?
Thực sự mình đã bỏ công 3 ngày tìm kiếm nhưng thật sự không thể nào biết được món ăn này có nguồn gốc khi nào và xuất phát từ đâu vì món sa tế thì ở đâu cũng có thể làm được. Nhưng nếu nói bánh tráng sa tế ở đâu ngon nhất thì Bánh Tráng Như Bình xin tự hào đặt tay lên tim và hét lớn: “Tây Ninh chứ đâu!”
Thành Phần Của Món Bánh Tráng Sa Tế Tây Ninh Có Gì Mà Sao Lôi Cuốn Quá
Thành phần của một bịch bánh tráng sa tế Tây Ninh gồm có:
- Bánh tráng phơi sương từ 3 – 4 cái được xếp phần 4 lại cho vào bịch nylon để tránh cho bánh bị khô.
- Nước sa tế được cột vào bịch chắc chắn hoặc ép vào hũ nhựa.
- Muối tôm Tây Ninh loại ngon
- Hành phi tự làm là ngon nhất.
- Ngoài ra tùy theo biến tấu của người bán mà cho thêm trái tắc hoặc ruốc sấy, mỡ hành…
Món ăn này ngon hay dở là 30% phụ thuộc vào nước sa tế và 70% phụ thuộc vào muối tôm Tây Ninh, cho nên nếu bạn muốn món ăn này trở nên hấp dẫn hơn thì phải tìm mua muối tôm Tây Ninh thật ngon.
Thành Phần Và Cách Làm Một Số Loại Bánh Tráng Sa Tế Trên Thị Trường
Bánh tráng sa tế tắc
Thành phần: bánh tráng phơi sương, sa tế, tắc, nguyên liệu và phụ gia kèm.
Cách làm:
- Nước sốt sa tế có thể tự làm hoặc mua trên thị trường. Nếu mua trên thị trường nên tìm đến các địa chỉ uy tín. Ngược lại nếu tự làm thì nên chuẩn bị thêm các gia vị như ớt băm, sả, dầu, xì dầu, bột ngọt, đường, muối,…
- Đầu tiên ngâm bột ớt với nước nóng theo tỉ lệ 1:1, bước này giúp bột ớt mềm và loại bỏ được mùi hăng.
- Cho chảo dầu lên bếp, đợi dầu nóng thì cho tỏi sả vào, đảo qua đảo lại đến khi dậy mùi thì cho tỏi băm vào, tiếp đến là cho ớt băm và bột ớt đã ngâm trước đó. Đồng thời nêm thêm gia vị như đường, bột nêm,.. vặn nhỏ lửa riu riu để hỗn hợp sa tế từ từ keo lại. Sau khi thấy keo lại một lượng vừa đủ thì tắt bếp, để nguội.
- Đợi sa tế nguội, chỉ cần vớt một ít cho vào chén, sau đó cho thêm các nguyên liệu ăn kèm như đậu phộng rang, hành phi, tắc… vào. Cuộn bánh tráng lại, chấm và thưởng thức.
Bánh tráng sa tế tỏi
Thành phần: bánh tráng phơi sương, sa tế, tỏi băm, nguyên liệu và phụ gia kèm.
Cách làm:
- Cũng giống như bánh tráng sa tế tắc nước sốt sa tế có thể tự làm hoặc mua trên thị trường rồi về phi thêm tỏi băm bỏ vào và sử dụng. Ngược lại nếu tự làm thì nên chuẩn bị thêm các gia vị như ớt băm, sả, dầu, xì dầu, bột ngọt, đường, muối,…
- Ngâm bột ớt với nước nóng theo tỉ lệ 1:1, bước này giúp bột ớt mềm và loại bỏ được mùi hăng.
- Cho chảo dầu lên bếp, đợi dầu nóng thì cho tỏi sả vào, đảo qua đảo lại đến khi dậy mùi thì cho tỏi băm vào, tiếp đến là cho ớt băm và bột ớt đã ngâm trước đó. Đồng thời nêm thêm gia vị như đường, bột nêm,.. vặn nhỏ lửa riu riu để hỗn hợp sa tế từ từ keo lại. Sau khi thấy keo lại một lượng vừa đủ thì tắt bếp, để nguội.
- Đợi sa tế nguội, chỉ cần vớt một ít cho vào chén, sau đó cho thêm các nguyên liệu ăn kèm như đậu phộng rang, hành phi,… vào. Cuộn bánh tráng lại, chấm và thưởng thức.
Bánh tráng sa tế tôm
Thành phần: bánh tráng phơi sương, tỏi băm, ớt băm, ớt bột, tôm, nguyên liệu và phụ gia kèm.
Cách làm:
- Trước tiên ngâm bột ớt với nước nóng theo tỉ lệ 1:1, để làm bột ớt mềm và loại bỏ được mùi hăng. Ngâm tôm khô vào nước nóng để mềm.
- Cho chảo dầu lên bếp, đợi dầu nóng thì cho tỏi sả vào, đảo qua đảo lại đến khi dậy mùi thì cho tỏi băm vào, tiếp đến là cho ớt băm và bột ớt, tôm đã ngâm trước đó. Đồng thời nêm thêm gia vị như đường, bột nêm,.. vặn nhỏ lửa riu riu để hỗn hợp sa tế từ từ keo lại. Sau khi thấy keo lại một lượng vừa đủ thì tắt bếp, để nguội.
- Đợi sa tế nguội, chỉ cần vớt một ít cho vào chén, sau đó cho thêm các nguyên liệu ăn kèm như đậu phộng rang, hành phi,… vào. Cuộn bánh tráng lại, chấm và thưởng thức.
Bánh tráng sa tế khô bò
Thành phần: bánh tráng phơi sương, sa tế, khô bò, nguyên liệu và phụ gia kèm.
Cách làm:
- Nước sốt sa tế có thể tự làm hoặc mua trên thị trường. Nếu mua trên thị trường nên tìm đến các địa chỉ uy tín. Ngược lại nếu tự làm thì nên chuẩn bị thêm các gia vị như ớt băm, sả, dầu, xì dầu, bột ngọt, đường, muối,…
- Ngâm bột ớt với nước nóng theo tỉ lệ 1:1, bước này giúp bột ớt mềm và loại bỏ được mùi hăng.
- Cho chảo dầu lên bếp, đợi dầu nóng thì cho tỏi sả vào, đảo qua đảo lại đến khi dậy mùi thì cho tỏi băm vào, tiếp đến là cho ớt băm và bột ớt đã ngâm trước đó. Đồng thời nêm thêm gia vị như đường, bột nêm,.. vặn nhỏ lửa riu riu để hỗn hợp sa tế từ từ keo lại. Sau khi thấy keo lại một lượng vừa đủ thì tắt bếp, để nguội.
- Đợi sa tế nguội, chỉ cần vớt một ít cho vào chén, sau đó cho thêm các nguyên liệu ăn kèm như đậu phộng rang, hành phi, khô bò… vào. Cuộn bánh tráng lại, chấm và thưởng thức.
Bánh tráng sa tế hành phi
Tương tự như các loại bánh tráng sa tế trên, đối với sa tế hành phi bạn cũng chuẩn bị các nguyên liệu tương tự. Nếu mua sa tế có sẵn trên thị trường chỉ cần về cho thêm hành phi vào rồi thưởng thức.
Ngược lại nếu tự chế biến thì làm theo cách như trên.
Bánh tráng sa tế muối nhuyễn
Bánh tráng sa tế muối nhuyễn cũng không ngoại lệ. Nếu mua sa tế có sẵn trên thị trường chỉ cần về cho thêm muối nhuyễn vào để tăng hương vị rồi thưởng thức. Ngược lại nếu tự chế biến thì làm theo cách như trên.
Bánh tráng sa tế mỡ hành
Cách làm món bánh tráng sa tế mỡ hành cũng tương tự như món bánh tráng sa tế hành phi, chỉ khác ở chỗ bạn cần chuẩn bị mỡ hành thay cho hành phi. Thực hiện trộn bánh tráng với sa tế tự làm hoặc sa tế mua sẵn, rồi cho thêm mỡ hành trộn đều lên và thưởng thức.
Bánh tráng sa tế phơi sương
Thành phần: bánh tráng phơi sương, nước sốt sa tế, muối tôm Tây Ninh, hành phi, bạn có thể chuẩn bị thêm các nguyên liệu khác theo nhu cầu như: khô bò, khô gà, tắc, rau răm, sả,….
Cách làm:
- Bánh tráng cắt nhỏ thành miếng vừa ăn hình chữ nhật
- Sa tế tự làm hoặc sa tế mua sẵn; Nước cốt 1 trái tắc; Hành phi; Rau răm, sả rửa sạch cắt nhỏ.
- Món bánh tráng phơi sương sa tế bạn có thể ăn bằng cách cuốn chấm hoặc trộn đều rất ngon
- Nếu làm bánh tráng phơi sương sa tế theo cách cuốn chấm sốt sa tế thì bạn cần chế biến thêm nước sốt bằng cách phi tỏi và sả cùng sa tế mua sẵn là đã có được một món nước sốt chấm bánh tráng siêu ngon.
- Nếu bạn ăn bánh tráng trộn sa tế thì thực hiện rất đơn giản là trộn đều bánh tráng với sa tế, nước cốt tắc và muối Tây Ninh. Sau đó trưng ra đĩa thêm một ít rau thơm, khô bò,… theo nhu cầu là xong.
Bánh tráng sa tế bò
Thành phần: xoài xanh bào, thịt bò khô xé sợi, bánh tráng cắt miếng nhỏ vừa ăn, trứng cút luộc chín bóc vỏ, sa tế, đậu phộng rang chín, xì dầu, nước cốt tắc, đường.
Cách làm:
- Làm nước sốt sa tế ngon bằng cách cho 3 muỗng cà phê xì dầu, 3 muỗng cà phê đường, 3 muỗng cà phê dấm (hoặc nước cốt tắc, chanh) vào một cái tô nhỏ và khuấy đều lên.
- Cho bánh tráng đã cắt nhỏ vào một cái tô lớn rồi cho trứng cút, xoài bào sợi và nước sốt sa tế đã chuẩn bị sẵn vào. Sau đó thêm vào một ít khô bò và dùng găng tay thực phẩm sạch trộn đều hỗn hợp bánh lên cho đều là được.
Bây giờ bạn đã có được một đĩa bánh tráng sa tế bò vô cùng thơm ngon và bắt mắt với màu vàng nâu và mùi thơm hấp dẫn. Hãy cho bánh tráng ra đĩa và cùng thưởng thức với những người thân yêu thôi nào!
Bánh tráng cuộn sa tế
Thành phần: bánh tráng dẻo Tây Ninh, trứng cút, hành phi, sa tế, ruốc khô, bò khô, rau răm, hành phi, nước sốt me, muối tôm Tây Ninh, xoài bào, bơ bánh mì.
Cách làm: cho hỗn hợp gia vị đã được chuẩn bị sẵn lên trên bánh tráng dẻo và cuộn lại là xong. Cắn vào một miếng bạn sẽ cảm nhận được vị cay cay của sa tế, hương thơm của hành phi, vị ngọt ngọt của ruốc khô, bò khô cùng với mùi thơm của tỏi phi hòa quyện lại tạo nên cảm giác giòn giòn, dai dai khiến người ta muốn ăn mãi.
Bánh tráng sa tế trứng cút
Thành phần: bánh tráng, sa tế cay, muối tôm xay nhuyễn, đường xay nhuyễn, rau răm, xoài bào, trứng cút.
Cách làm:
- Bước 1: Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ; Trộn đường với muối tôm đã xay nhuyễn với nhau.
- Bước 2: Trộn bánh tráng và sa tế với nhau cho thật đều lên các miếng bánh, sao cho bánh tráng không bị vón lại.
- Bước 3: Cho thêm muối tôm vào trộn đều, sau đó cho thêm rau răm và xoài vào tiếp tục trộn lên. Cuối cùng là cho thêm trứng cút vào để ăn kèm sẽ tạo nên một món bánh tráng trộn sa tế trứng cút siêu ngon.
Bánh Tráng Sa Tế Mua Giá Bao Nhiêu Là Hợp Lý Và Chất Lượng
Tùy vào chất lượng và mẫu mã bánh tráng sa tế đã chia sẻ ở trên mà có giá bán khác nhau, bạn nên tham khảo nhiều nơi trước khi mua để tránh bị mua hớ hoặc mua nhầm.
Theo quan điểm cá nhân, bạn mua giá bao nhiêu không quan trọng, vấn đề là khi bạn mua và thưởng thức nó ngon và đáng tiền là được. Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm cũng như uy tín của người bán.
Lý Do Bạn Nên Chọn Mua Bánh Tráng Sa Tế Của Bánh Tráng Như Bình
- Bánh Tráng Như Bình chuyên sản xuất và đóng gói các loại bánh tráng trộn sa tế chính gốc Tây Ninh.
- Thời hạn sử dụng từ 7 – 10 ngày
- Nước sa tế nhà làm chính gốc tại Tây Ninh
Cam Kết Dành Cho Bạn Khi Mua Bánh Tráng Sa Tế Của Bánh Tráng Như Bình
- Bánh tráng phơi sương tráng tay và nước sa tế tự nấu chính gốc Tây Ninh
- Bao đổi trong thời hạn 7 ngày nếu bánh tráng hoặc nước sa tế bị hỏng