Tây Ninh là địa danh không chỉ nổi tiếng về địa điểm du lịch mà còn nổi tiếng cả về đặc sản nổi tiếng món bánh tráng Trảng Bàng. Đây là món ăn ngon gây thương nhớ nhiều thực khách khi chỉ ăn qua một lần.
Món bánh tráng Trảng Bàng cuốn thịt luộc hiện nay đã trở thành đặc sản Việt Nam và thịnh hành trên cả nước. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về món ăn đặc sản này. Ngoài ra còn có nhiều bài viết về đặc sản Tây Ninh khác TẠI ĐÂY.
Bánh Tráng Trảng Bàng Là Gì Mà Nổi Tiếng Đến Thế?
Bánh Tráng Trảng Bàng thực ra là một tên gọi khác của món Bánh Tráng Phơi Sương mà khách du lịch thường hay nói vì món gắn liền với nhiều món ăn ngon tại thị xã Trảng Bàng.
Trong khuôn khổ bài viết này, Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình sẽ giới thiệu những món ăn ngon và quán ăn nổi tiếng xoay quanh món đặc sản này.
Giải Đáp Bánh Tráng Trảng Bàng Bao Nhiêu Calo?
Món bánh tráng Trảng Bàng cuốn thịt luộc rau rừng là một món ăn bổ dưỡng và ngon miệng vậy nên nhiều chị em giữ dáng sẽ quan tâm muốn biến món ăn này chứa bao nhiêu calo?
Theo thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng ước tính mỗi phần bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo, bún, rau xanh chấm nước mắm đầy đủ như vậy sẽ có chứa trung bình khoảng 200 calo. Và lượng calo có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy theo thành phần nhân cuốn bên trong bánh tráng.
Cách Làm Bánh Tráng Trảng Bàng Ngon Nhức Nách
Dưới bàn tay của những thợ làm bánh tráng chuyên nghiệp, từng miếng bánh đều được nâng niu, sắp xếp cẩn thận nhằm mang lại hương vị thơm ngon, dẻo sánh mỗi khi thưởng thức.
Để tạo nên món bánh tráng phải dùng gạo mua, vo sạch và ngâm kỹ với nước. Trong vòng 2 ngày ngâm gạo, người dân phải thay nước liên tục để đảm bảo thành phẩm thơm, ngon.
Sau đó, đem gạo đi xay nhuyễn với bột mì hoặc bột sắn để thu được bột nước sền sệt. Bột nước sệt này được dùng để tráng một lớp mỏng lên tấm vải căng kín miệng nồi hấp, đậy lại trong vòng 1 phút rồi bánh chín, đem ra phơi nắng.
Khi bánh tráng đã khô, được nướng qua lửa cho phồng rộp nhưng không được có vết cháy. Xếp riêng từng miếng bánh tráng, đợi đến sáng sớm, dương rơi nhiều thì đem ra phơi.
Người phơi bánh phải canh khi bánh vừa thấm sương, đủ mềm thì xếp lại vào trong bao, lót lá chuối chứ không được để quá lâu khiến bánh nhũn. Khi bán, họ sẽ xếp bánh tráng ra, bọc luôn trong bao nhựa kín để giữ được độ mềm, dẻo, thơm ngon.
Món Ăn Bánh Tráng Trảng Bàng Cực Ngon Ai Rồi Cũng Sẽ Mê
Khi thưởng thức món bánh tráng Trảng Bàng Tây Ninh thì bạn nhất định không được bỏ qua các món ăn kèm cùng nước chấm THẦN THÁNH tuyệt ngon dưới đây.
Cách Làm Nước Chấm Bánh Tráng Trảng Bàng
Cách pha mắm nêm rất đơn giản. Chỉ cần cho 5 tép tỏi tươi + 2 quả ớt chỉ thiên + nửa chén dứa cắt hạt lựu vào máy xay, xay nhuyễn, thêm chút đường + bột ngọt vào hỗn hợp rồi cho mắm nêm vào trộn đều, thêm 2 thìa cafe nước cốt chanh, khuấy lần 2 là xong.
Cách làm nước mắm chua ngọt ngon: Dùng khoảng 3 muỗng nước mắm nhĩ ngon, pha với 2 thìa nước cốt chanh, 2 muỗng đường và ớt tỏi băm hoặc xay nhuyễn vào rồi khuấy đều lên và nêm nếm lại cho vừa miệng là xong.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước luộc thịt để pha nước mắm tạo ra chén nước mắm lạ miệng, thơm ngon khó cưỡng (đặc biệt là nước thịt được luộc sử dụng nước dừa).
Bánh Tráng Phơi Sương Trảng Bàng Cuốn Thịt Luộc Và Rau Rừng
Món bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc là một món ngon khiến nhiều thực khách nhớ mãi bởi sự đặc trưng riêng biệt. Để có được món bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc và rau rừng ngon thì bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm:
- 500 gam thịt heo (nách heo hoặc thịt bắp giò lóc xương): rửa qua với nước muối và để ráo nước.
- 1 trái dừa: chặt lấy nước
- 2 củ hành tím,
- 1 củ cà rốt, 1 củ cải trắng nhỏ: bỏ vỏ rửa sạch vào bào sợi rồi trộn với 2 muỗng cafe đường (để làm đồ chua)
- 2 quả dưa leo: làm sạch bỏ vỏ, cắt mỏng
- 2 trái ớt (cắt lát), 1 củ tỏi (đập dập, băm nhỏ), 1 quả chanh (vắt lấy nước cốt)
- Nước mắm ngon, muối, đường
- 0,5 kg rau rừng: rửa sạch, ngâm 15 phút với nước muối rồi vớt ra cho ráo nước
- Bánh tráng phơi sương: cắt ra làm 4 miếng cho mỗi cái bánh
Cách thực hiện:
- Bí quyết luộc thịt ngon:
- Cách 1: Thoa một ít hạt nêm lên mặt trong của miếng thịt rồi cuộn tròn lại bằng chỉ. Sau đó luộc thịt từ khi nước nguội đến khi nước vừa sôi bùng lên thì cho 1 cục nước đá vào và tiếp tục luộc cho đến khi thịt chín mềm.
- Cách 2: Cho nước dừa vào nồi nấu lên cho sôi sau đó thêm vào 1 muỗng cafe muối, 2 củ hành tím đập dập và cho thịt heo vào luộc khoảng 20’. Khi thịt heo chín thì vớt ra để nguội rồi xắt lát mỏng và xếp ra đĩa.
- Chuẩn bị nước mắm chua ngọt hoặc mắm nêm ngon như hướng dẫn ở phần trên.
- Xếp bún, thịt, ra đĩa lớn, cho mắm ra chén, một đĩa bánh tráng phơi sương dẻo, một đĩa lớn rau rừng.
Bây giờ thì bạn đã có thể thưởng thức bằng cách cuốn bánh tráng phơi sương với thịt luộc, rau rừng, dưa leo, đồ chua và chấm với nước mắm để cảm nhận vị ngọt béo của thịt, mát thanh của rau, giòn giòn của dưa leo,… đảm bảo đây là món ăn hoài không ngán đây.
Bánh Tráng Phơi Sương Cuốn Bò Tơ Và Rau Rừng
Bánh tráng phơi sương cuốn bò tơ và rau rừng cũng là một món biến tấu đầy độc đáo của món bánh tráng cuốn thịt heo. Chỉ khác biệt ở chỗ thay đổi một nguyên liệu đó là thịt bò tơ giúp mang đến hương vị riêng biệt cực kỳ cuốn hút.
Để làm món bánh tráng phơi sương cuốn bò tơ và rau rừng này bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như:
- Thịt bò tơ, làm sạch
- Bún lá hoặc bún thông thường thì dùng kéo cắt thành khúc cho dễ cuốn với bánh tráng
- Rau xanh: xà lách, dưa leo, hẹ, rau thơm, bạc hà,… nhặt và làm sạch sau đó để ráo nước
- Bánh tráng phơi sương
- Ớt, tỏi, đường, bột ngọt, mắm, muối, hạt tiêu, dầu ăn
Cách làm bánh tráng cuốn thịt bò ngon:
- Chế biến thịt bò bạn có thể thực hiện theo 2 cách như sau:
- Cách 1: Thịt bò tơ luộc chín cắt lát mỏng
- Cách 2: Băm nhỏ và ướp gia vị vào, rồi bắt chảo dầu ăn lên bếp cho nóng thì cho tỏi đập dập vào phi thơm lên rồi cho thịt bò băm vào đảo thịt đều liên tục trong khoảng 5 phút cho đến khi thịt đổi màu. Sau đó bạn có thể nêm thêm một ít nước mắm, xì dầu, đường, tiêu,… vào thịt cho hợp khẩu vị, rồi tiếp tục đảo đều tay và tắt bếp. Sau đó chỉ cần bày thịt ra đĩa là xong.
- Đến bước cuối cùng là thưởng thức món bánh tráng tráng phơi sương cuốn thịt bò bằng cách đặt bánh tráng lên một chiếc đĩa sạch, rồi đặt một ít bún vào giữa bánh tráng, sau đó lần lượt cho thịt bò, rau xanh, dưa leo,… vào và cuộn tròn lại.
Vậy là bạn đã có thể thưởng thức được món bánh tráng cuốn thịt bò tơ cực ngon chấm vào chén nước mắm nêm sền sệt đậm đà. Bây giờ cắn vào một miếng bạn sẽ cảm nhận rõ từng hương vị hòa quyện với nhau từ thịt bò thơm nồng, sự mềm mịn của bún, độ giòn thơm của rau xanh cùng nước chấm thơm ngon, đậm vị vô cùng khó cưỡng.
Các Loại Rau Trong Bánh Tráng Trảng Bàng (Rau Rừng Tây Ninh)
Món bánh tráng Trảng Bàng không thể thiếu các loại rau đặc trưng tạo nên vị ngon khó cưỡng với đủ các hương vị: ngọt, chua, chát, the, cay, đắng, thơm,… với nhiều cái tên rất lạ được gọi chung là rau rừng Tây Ninh.
Rau thường được lấy từ 3 nguồn gồm:
- Rau rừng hái ở quanh vùng rừng núi Bà Đen
- Rau dại hái ở ven sông, ao, rạch, đìa,… ở Tây Ninh
- Rau trồng từ những khu vực vườn tại Trảng Bàng.
Các loại rau thường dùng trong món bánh tráng Trảng Bàng cuốn thịt luộc rau rừng như:
- Các đọt cây: đọt săng máu hay đọt máu chó, đọt cây muối, đọt Sim, đọt điều non, đọt chiếc, đọt chíp, đọt bí bái, đọt lá săng dẻ, đọt lá chòi mòi, đọt lá trâm,…
- Các loại lá: lá ba chạc hay là chòi mòi, lá bằng lăng, lá trâm bầu, lá mơ lông (lá thúi địt), lá kèo nèo, lá cây đọt lụa, lá cây lý, lá xoài non, lá cóc, lá nhàu, lá chùm bao, lá phát tài rừng (lá các lộc), lá Lộc Vừng, lá bời lời (sông), lá mặt trăng, lá cây nổ, lá sâm ổi, lá bứa, lá sao nhái, lá sộp, lá chòi mòi, lá tía tô, lá đinh lăng,…
- Rau dệu, rau chay, rau đắng đất, rau diếp cá, rau húng quế, húng lủi, cần nước, quế vị, ngò tàu,…
- Dưa leo cắt dài mỏng, giá sống, đồ chua, củ kiệu muối, hành lá tươi chẻ cọng, rau hẹ.
Các loại rau giúp cho món ăn có đầy đủ hương vị, đồng thời mang đến công dụng tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa,… Đặc biệt là giúp cho người ăn luôn cảm thấy ngon miệng mà không có cảm giác ngán.
Top Các Thương Hiệu Bánh Tráng Trảng Bàng Ngon Ở Việt Nam
Nhắc đến bánh tráng Trảng Bàng Tây Ninh chắc hẳn không ai tại Việt Nam là không biết đến. Bởi đây đã được xem như là món ăn đặc sản nổi tiếng và đã được phát triển rộng rãi khắp nước ta. Sau đây là một số thương hiệu nổi tiếng hiện nay.
Thương Hiệu Bánh Tráng Trảng Bàng Tại Sài Gòn
Bánh tráng Hoàng Ty
- Địa chỉ: 32 Hoa Mai, P. 2, Q. Phú Nhuận
- Địa chỉ: 120 bis Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1
- Địa chỉ: 74 Trương Quốc Dung, P.10, Q. Phú Nhuận
- Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Hữu Cầu, P. Tân Định, Q.1
Hoàng Ty là một thương hiệu lớn với hệ thống nhà hàng nổi tiếng cùng món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng và nhiều món ăn Nam Bộ đặc sắc khác.
Tại Nhà hàng Hoàng Ty có đến 7 loại món bánh tráng khác nhau giúp thực khách thỏa mãn đam mê khám phá các món ăn ngon như:
- Bánh tráng phơi sương cuốn thịt nạc
- Bánh tráng Trảng Bàng cuốn thịt bắp
- Bánh tráng cuốn lỗ tai heo
- Bánh tráng Trảng Bàng cuốn cá lóc nướng lu,…
Kết hợp với các món ăn này không thể thiếu các loại rau rừng và đĩa đồ chua kết hợp tạo nên một món ăn làm say đắm lòng người.
Bánh tráng Út Dung
Thương hiệu bánh tráng Út Dung ra đời từ năm 1998 đến nay đã được truyền qua nhiều thế hệ nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng và được rất nhiều người yêu thích.
Thực đơn của quán Út Dung khá phong phú có giá từ 25.000 – 80.000 đồng/ món, nhưng nổi trội nhất vẫn là 2 món: bánh canh Trảng Bàng và bánh tráng phơi sương cuốn thịt và rau rừng.
Món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng cuốn thịt luộc ở quán Út Dung có những điểm đặc trưng cuốn hút như:
- Bánh tráng phơi sương có màu trắng sữa với độ mềm dẻo đặc trưng của bánh tráng Trảng Bàng.
- Đĩa rau cực lớn với trên 20 loại rau khác nhau đã giúp quan nay này tạo nên sự nổi tiếng riêng biệt.
- Món nước chấm ở đây chỉ đơn giản là nước mắm chua ngọt nhưng lại được chế biến bằng bí quyết riêng đó là sử dụng nước dừa tươi khiến cho nước chấm ngọt thanh cực ngon.
Bánh Tráng Cô Ba
Quán bánh tráng Cô Ba là thương hiệu đã được hình thành trên thị trường hơn 35 năm. Quán Cô Ba được tách ra từ thương hiệu Bánh tráng Út Huệ, nên quán còn được gọi là Cô Ba Út Huệ.
Đây là một thương hiệu vẫn lưu giữ được hương vị truyền thống từ xưa giúp phục vụ cho thực khách những món ăn đặc sản của Trảng Bàng như: bánh canh Trảng Bàng và bánh tráng phơi sương Trảng Bàng cuốn thịt luộc rau rừng.
Nếu bạn đến quán bánh tráng Cô Ba để thưởng thức và được Cô Ba đón tiếp thì bạn sẽ có dịp hiểu biết thêm được tác dụng của các loại rau rừng mà chỉ vùng đất Tây Ninh mới trồng được khiến cho việc thưởng thức món ăn càng thêm thú vị và ý nghĩa.
Bánh Tráng Mỹ Linh
Nhà hàng bánh tráng Mỹ Linh được thành lập từ năm 1998 ở đường Nguyễn Tri Phương sau đó từ năm 2003 dời vào số 368 – 370 đường Vĩnh Viễn, phường 8, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay.
Đây là cũng là một thương hiệu bánh tráng phơi sương và bánh canh Trảng Bàng được nhiều thực khách yêu thích và ghé đến thưởng thức rất đông.
Thương Hiệu Bánh Tráng Trảng Bàng Tại Tây Ninh
Bánh Tráng Năm Dung
Thương hiệu bánh tráng Trảng Bàng – Bánh canh Trảng Bàng Năm Dung khá quen thuộc với người dân Tây Ninh và đến hiện nay đã có mặt ở nhiều địa phương khác trên khắp Việt Nam.
Quán Năm Dung bán nhiều loại đặc sản Tây Ninh như: bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc rau rừng, bánh canh Trảng Bàng, muối tôm Tây Ninh, bánh tráng ớt,…
Bánh Tráng Hoàng Minh
Bánh tráng Trảng Bàng – Bánh canh Trảng Bàng Hoàng Minh là một thương hiệu nổi tiếng được thành lập từ năm 1950 ở Tây Ninh với thực đơn đa dạng và nổi trội là bánh canh giò và bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc.
Hoàng Minh được nhiều thực khách yêu thích và đánh giá cao bởi chất lượng hương vị món ăn rất tốt cùng giá cả hợp lý. Món bánh tráng cuốn thịt luộc ở đây được đánh giá là có rau đa dạng, thịt nóng hổi, nước mắm chua ngọt thơm ngon, đồ đua làm ngon với giá khoảng 100.000 vnđ/phần.
Bánh Tráng Út Huệ
Nhiều người hết lời ca ngợi về món bánh canh Trảng Bàng nhưng Út Huệ còn níu chân du khách bởi món ăn cực kỳ hấp dẫn. Bánh tráng được làm chủ yếu từ bột gạo, phơi sương tỉ mỉ nên đạt độ dai ngon hòa quyện cùng mùi thơm nhẹ nhẹ khiến ai cũng mong muốn nếm thử một lần.
Không gian quán rộng rãi, sạch sẽ, nhân viên phục vụ tận tâm chính là điểm cộng khi thưởng thức món ngon tại Út Huệ. Thực khách sẽ được trải nghiệm rất nhiều món ăn tuyệt vời kết hợp với bánh tráng như thịt luộc, cá luộc cuốn với rau rừng.
Bánh tráng Út Huệ tọa lạc tại 88 Nguyễn Văn Rốp, Trảng Bàng, Tây Ninh nên không khó để bạn ghé đến, dừng chân và thưởng thức hương vị bánh tráng chỉ có ở Tây Ninh.
Lễ Hội Bánh Tráng Trảng Bàng Lưu Giữ Văn Hóa Quê Nhà
Lễ hội bánh tráng Trảng Bàng là lễ hội văn hóa – du lịch tổ chức 2 năm một lần tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Đây là lễ hội về nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa di sản phi vật thể cấp quốc gia.
Đồng thời lễ hội này cũng là dịp để tôn vinh các nghệ nhân Việt Nam đã gìn giữ và phát huy các giá trị độc đáo của nghề bánh tráng truyền thống.
Qua sự kiện này cũng giúp tạo điều kiện cho du khách trong và ngoài nước được trải nghiệm về ẩm thực văn hóa Tây Ninh nói chung và đặc biệt là món đặc sản bánh tráng phơi sương để giới thiệu đến du khách nét văn hóa và con người Tây Ninh.
Ngoài ra, lễ hội này cũng nhằm mục đích hỗ trợ tạo cơ hội để đặc sản bánh tráng phơi sương Trảng Bảng của Việt Nam có cơ hội trở tiếp cận thị trường ẩm thực quốc tế.
Hy vọng qua những chia sẻ của chúng tôi về bánh tráng Trảng Bàng đã giúp bạn có được nhiều thông tin hữu ích về các địa chỉ thương hiệu ngon, cung như biết được cách tự làm món đặc sản Tây Ninh này ngay tại nhà để thưởng thức cùng những người thân yêu.