Trải qua nhiều thăng trầm, bánh đa làng Chòm vẫn luôn giữ hương vị đặc trưng và những đứa con xa quê đều nhớ đến thức quà dân dã này. Cùng với sự phát triển kinh tế, người dân làng Chòm cố gắng gìn giữ nghề làm bánh đa có tuổi đời trăm tuổi, cố gắng phát huy giá trị văn hóa truyền thống từ bao đời nay.
Sau đây, mời bạn cùng tìm hiểu về món bánh tráng đặc sản này để tìm mua làm quà khi có dịp ghé thăm. Ngoài ra, Bánh Tráng Như Bình còn bộ sưu tập bài viết về các loại bánh tráng ba miền chờ bạn khám phá.
MỤC LỤC
Làng Nghề Truyền Thống Bánh Đa Làng Chòm Có Tự Bao Giờ?
Bánh đa là món ăn ngon giản dị đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Nói về làng nghề làm bánh đa ở miền Bắc thì nhiều lắm. Bánh đa Kế Bắc Giang, bánh đa Nông Xá Hải Phòng, bánh đa Dụ Đại Thái Bình,… Mỗi làng nghề lại có những bí quyết và cách làm riêng để tạo cho sản phẩm của mình sự đặc trưng và ấn tượng.
Làng nghề bánh đa Chòm nằm bên bờ sông Chu, Thiệu Châu, Thiệu Hóa, Thanh Hóa đã trải qua hàng trăm năm lịch sử. Những người dân làng Chòm cũng không còn nhớ nghề làm bánh đa có tự bao giờ, chỉ biết rằng khi sinh ra thì tên làng Chòm đã gắn liền với nghề làm bánh đa. Trải qua bao thăng trầm thì nét độc đáo của những chiếc bánh đa vẫn được những người dân nơi đây lưu truyền đến tận ngày nay.
Nét Đặc Trưng Của Bánh Đa Làng Chòm
Bánh đa dày và nhiều vừng hơn hẳn nên thơm và ngon hơn. Những làng nghề khác khi làm bánh đa thường pha chế nhiều loại nguyên liệu như khoai, sắn, bột nghệ,… để làm cho bánh đẹp và ấn tượng thì nó tạo nên sự đặc trưng từ chính những thứ giản dị nhất đó là lạc và vừng.
Theo những người thợ làm bánh tại làng Chòm thì bánh được làm hoàn toàn bằng bột gạo thì khi nướng xong mới giữ được độ giòn và thơm lâu. Khâu quan trọng được người thợ chú trọng đó là quạt bánh.
Đồng thời, kỹ thuật rắc vừng trong công đoạn tráng bánh cũng yêu cầu sự chuyên nghiệp. Vừng được rắc đều tay và đều đặn trên mặt bánh. Bánh đa càng nhiều vừng thì càng bùi, thơm và ngon. Điểm đặc trưng của bánh đa làng Chòm được người thợ tráng bằng hai lớp, trước khi rắc vừng. Như vậy khi bánh được nướng đảm bảo độ giòn và xốp.
Người thợ làng Chòm như một nghệ nhân với đôi tay khéo léo giữ đều gió, đều lửa, lật bánh đều nên bánh chín đều và vàng rộm tự nhiên. Ngoài ra bí quyết mà những người thợ bánh làng Chòm vẫn truyền tai nhau đó là khi quạt bánh phải dùng than hoa gốc vừa cháy lâu và lửa lại đượm và đều.
Mỗi người con dân làng Chòm vẫn luôn ý thức giữ gìn tinh hoa của làng nghề truyền thống vốn là niềm tự hào của làng Chòm bao đời. Bánh đa làng Chòm từ món quà quê thôn dã nay đã trở thành đặc sản truyền thống mọi miền biết đến.
Bánh Đa Làng Chòm Được Ưa Chuộng Khắp Nơi
Bánh đa ban đầu chưa được nhiều người biết đến. Thỉnh thoảng, những du khách qua Thiệu Châu, Thanh Hóa ghé làng Chòm mua bánh đa làm quà. Tiếng lành đồn xa, bánh đa theo chân du khách đi khắp nơi và ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Vốn chỉ là món quà quê thôn dã nay đã trở thành đặc sản của người dân Thanh Hóa.
Bánh đa làng Chòm làm nên thương hiệu từ chính chất lượng. Bạn đừng bất ngờ nếu vô tình bắt gặp món ăn dân dã này trong những nhà hàng sang trọng nhé.
Ngoài bánh đa nướng, thì bánh đa sống cắt nhỏ xào cùng lươn, ếch, ba ba cũng là món ngon khá nhiều người ưa thích. Bánh đa xào nên vừa dai, vừa thơm hương vị lạ chính là món khoái khẩu trong những buổi nhậu.
Trải qua nhiều biến thiên của thời gian, nhưng đến nay bánh đa làng Chòm vẫn là một trong các nghề truyền thống không thể thiếu của nhiều gia đình trong làng. Nếu ai đó đã được ăn một lần bánh đa sẽ không bao giờ nhầm lẫn với các sản phẩm cùng loại.
Hiện nay, một người lành nghề, giàu kinh nghiệm có thể 1 ngày sản xuất gần 1000 chiếc bánh đa. Vào dịp hè và Tết, bánh đa tiêu thụ nhiều nhất. Nơi đặt bánh đa làng Chòm số lượng lớn phải kể tới nhà hàng Dạ Lan tọa lạc tại thành phố Thanh Hóa.
Với hương vị thơm, bùi bùi từ hạt vừng nướng, khi ăn có cảm giác giòn rụm, ăn hoài không ngán nên bánh đa làng Chòm vinh hạnh không chỉ tiêu thụ ở tỉnh nhà mà còn vươn xa bán sang các tỉnh thành khác như Bắc Ninh, Hải Phòng… thậm chí bước đầu còn xuất khẩu sang Lào, Thái Lan và Ba Lan…
Với món quà quê dân dã, nay đã trở thành đặc sản, mỗi người con dân làng Chòm đều tự hào về nghề làm bánh từ bao đời, vẫn luôn cố gắng ngày đêm ý thức giữ gìn nét tinh hoa ẩm thực.
Chiếc bánh đa làng Chòm nhỏ bé nhưng đã góp phần nuôi sống bao gia đình làng nghề. Mỗi người con dân làng Chòm mỗi khi đi xa vẫn luôn nhớ đến quê hương làng Chòm, nhớ đến và biết ơn những chiếc bánh đa đã nuôi dưỡng ta từ tấm bé.