Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc” là câu nói ca ngợi chất lượng và uy tín của làng Mỹ Lồng. Trải qua bao thế hệ vẫn giữ nguyên hương vị thơm ngon của làng nghề nức tiếng đã hơn trăm năm tuổi.
Sau đây, mời bạn cùng tìm hiểu về món bánh tráng đặc sản này để tìm mua làm quà khi có dịp ghé thăm. Ngoài ra, Bánh Tráng Như Bình còn bộ sưu tập bài viết về các loại bánh tráng ba miền chờ bạn khám phá.
MỤC LỤC
Nguồn Gốc Của Bánh Tráng Mỹ Lồng Bến Tre Có Tự Bao Giờ
Người ta vẫn thường quen nói câu ca: “bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc” đủ thấy độ nổi tiếng của món ăn thôn dã này. Tên gọi Mỹ Lồng thực ra chỉ là tên một khu chợ nhỏ chuyên buôn bán đặc sản địa phương mà món ngon nổi tiếng nhất mà không ai không biết đó là bánh tráng.
Lâu dần cứ nhắc đến bánh tráng ngon là người ta luôn nghĩ ngay đến chợ Mỹ Lồng. Cũng từ đó dần dần mà thương hiệu bánh tráng Mỹ Lồng ra đời và nổi tiếng khắp nơi. Đây không chỉ là đặc sản được người dân Bến Tre ưa chuộng mà khắp các tỉnh miền Tây rồi cả nước đều biết đến. Cũng là bánh tráng nhưng ở đây lại ngon hơn, đặc biệt hơn có lẽ chính là nhờ những bí quyết gia truyền của người dân xứ dừa.
Lịch Sử Làng Nghề Bánh Tráng Mỹ Lồng Bến Tre
Chỉ cách thị xã Bến Tre khoảng 10 km, làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng nằm khiêm tốn trong một làng nhỏ thuộc huyện Giồng Tôm. Làng nghề Mỹ Lồng có lịch sử hơn 100 năm tuổi trước đây được gọi là Mỹ Lung.
Những người phụ nữ Mỹ Lồng tần tảo sớm khuya, chịu thương chịu khó với đôi bàn tay khéo léo tạo nên món bánh thơm ngon nức tiếng một vùng.
Ban đầu chỉ có một vài người làm nhưng tiếng lành đồn xa, bánh tráng Mỹ Lồng thơm ngon hơn hẳn những nơi khác nên nhiều khách buôn đến hỏi mua, rồi cả làng Mỹ Lồng làm bánh tạo nên thương hiệu nổi danh từ đó.
Đặc Sắc Nghề Làm Bánh Tráng Dừa Mỹ Lồng Bến Tre
Điều đặc biệt làm nên thương hiệu bánh tráng Mỹ Lồng khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi không quên đó là sự giòn ngon của bánh hòa quyện với hương vị dừa Bến Tre thơm nức.
Nếu như ở những nơi khác bạn chỉ mua được bánh tráng phơi khô thì đến với làng nghề Mỹ Lồng bạn sẽ được thưởng thức món bánh tráng nóng hôi hổi vừa tráng còn giữ nguyên hương vị béo ngậy của mè, dừa.
Sau khi tráng, bánh được những người thợ cẩn thận phơi nắng. Theo kinh nghiệm của những người thợ làm bánh lành nghề tại Mỹ Lồng thì không phải nắng nào cũng phơi được bánh bởi nắng nhỏ thì bánh không khô, còn nắng gắt thì bánh dễ bị vỡ.
Những chiếc bánh tráng mang hương vị đặc trưng của quê dừa Bến Tre là sự kết tinh sáng tạo, cần mẫn của người dân cùng với những sản vật phong phú mà thiên nhiên đã ưu ái nơi đây.
Bí Quyết Làm Bánh Tráng Mỹ Lồng Đậm Hương Vị Bến Tre
Nguyên Liệu Làm Bánh
Bánh tráng Mỹ Lồng được làm từ bột gạo, trộn cùng nước cốt dừa, vừng trắng, đường và một số nguyên liệu khác.
Để có mẻ bánh ngon, đòi hỏi nguyên vật liệu phải được lựa chọn kỹ càng, gạo làm bánh là loại gạo sỏi – một giống lúa đặc biệt ở Trà Vinh, bởi đây là loại gạo chịu sự khắc nghiệt của thời tiết khô hạn, bánh được làm từ loại bột này không bị vỡ và co lại khi được phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Gạo được lựa chọn, vo kỹ, xay nhuyễn. Bên cạnh đó, các nguyên liệu khác như: dừa, đường, muối, vừng,… phải lựa chọn kỹ càng, vừng phải là loại vừng ta, chắc hạt, dừa phải già trái, cùi dày, dùng cùi dừa nạo nhỏ và vắt lấy nước cốt để làm bánh.
Quá Trình Làm Bánh
Nếu là bánh tráng dừa thì ta trộn bột với nước cốt dừa, bánh có mè thì thêm rắc thêm mè vào bánh. Quá trình tráng bánh đòi hỏi sự tỉ mẩn, cẩn thận, quen tay của người thợ, để sản phẩm được tròn đều, có độ dày đồng đều. Chúng ta dùng gáo múc bột đã đổ trên khuông vải căng đều trên nồi nước đang sôi, tráng đều tay.
Sau khi tráng xong, bánh được trải lên các phên và đem phơi nắng. Tùy thời tiết mà người thợ nơi đây sẽ căn thời gian phơi bánh phù hợp. Chiếc bánh đạt tiêu chuẩn sau phơi khi cầm trên tay phải mịn, không có lỗ khí lồi lõm, sau đó bánh được đóng gói cẩn thận, bảo quản nơi khô, thoáng.
Yếu Tố Làm Nên Thương Hiệu Bánh Tráng Mỹ Lồng Bến Tre
Quá trình tráng bánh đòi hỏi sự tỉ mẩn, cẩn thận, quen tay của người thợ, để sản phẩm được tròn đều, có độ dày đồng đều. Sau khi tráng xong, bánh được trải lên các phên và đem phơi nắng. Tùy thời tiết mà người thợ nơi đây sẽ căn thời gian phơi bánh phù hợp.
Chiếc bánh đạt tiêu chuẩn sau phơi khi cầm trên tay phải mịn, không có lỗ khí lồi lõm, sau đó bánh được đóng gói cẩn thận và lưu thông trên thị trường.
Yếu tố quyết định làm nên thương hiệu của món Bánh tráng Mỹ Lồng là phần nước cốt dừa được pha trộn, hòa quyện trong từng miếng bánh. Trái dừa được trồng trên đất Mỹ Lồng cho nước ngọt lịm, phần cơm đừa đặc, nhiều chất béo hơn những vùng khác.
Để có những chiếc bánh ngon, người làm nghề lựa chọn những quả dừa già, lấy cùi xay nhỏ rồi vắt lấy nước cốt trộn vào bột.
Bạn có thể thưởng thức ngay khi bánh vừa được nướng chín. Để có một chiếc bánh tráng nướng ngon đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, khi nướng phải trở đều bánh và nhanh, vì bánh rất nhanh chín.
Nhâm nhi một miếng bánh tráng giòn rụm với vị ngọt béo của dừa, vị béo của vừng sẽ là kỷ niệm không quên của du khách khi tới Bến Tre và là một món quà dân dã ý nghĩa cho bạn bè và người thân.
Bánh Tráng Mỹ Lồng Bến Tre Đặc Biệt Hơn Hẳn Vùng Quê Khác
Bánh tráng là một món ăn truyền thống đã đi sâu vào văn hóa ẩm thực của các vùng quê Việt Nam. Thật không khó để bắt gặp bánh tráng và các món ăn cùng bánh tráng trong các bữa cơm, buổi sum họp gia đình hay các bữa tiệc cưới thôn quê. Có rất nhiều nơi sản xuất bánh tráng, nhưng ít nơi đâu mà bánh tráng lại có hương vị đặc biệt như nơi đây.
Điều đặc biệt ở bánh tráng Mỹ Lồng đó là ngoài gạo thì nước cốt dừa cũng là nguyên liệu chính không thể thiếu. Nước cốt dừa càng nhiều, thì bánh càng dẻo càng thơm đặc biệt là vị béo của dừa khiến thực khách nào ăn một lần cũng phải mê mẩn. Chính vì vậy khi ăn, bạn chỉ nên lấy một lượng vừa phải mới cảm nhận được hết vị ngon và béo của bánh.
Còn nhớ khi ta bé, các chị, các mẹ đi chợ về không ai là không mang chiếc bánh tráng Mỹ Lồng nướng trên quang gánh. Những chiếc bánh tráng dày nướng trên lửa cong cong, giòn tan là món quà mà những đứa trẻ luôn mong ngóng khi mẹ về chợ. Chúng đã luôn là một góc tuổi thơ của những đứa trẻ nhỏ xứ dừa.
Thời thế thay đổi, ngày nay có nhiều món ăn ngon và hấp dẫn hơn nhưng vẫn luôn có một chỗ đứng nhất định trong lòng thực khách. Chiếc bánh được người dân nơi đây trân trọng mang đi biếu bạn bè, người thân trong những chuyến xa quê.
Và dần dần bánh được nhiều người thưởng thức và yêu mến hơn, trở thành món quà đặc sản của quê hương Bến Tre. Hiện nay, nhiều gia đình tại Mỹ Lồng vẫn miệt mài với nghề truyền thống của ông cha, vừa giữ gìn làng nghề quê hương lại có thêm thu nhập.
Cảm Nhận Một Ngày Ở Làng Nghề Bánh Tráng Mỹ Lồng Bến Tre
Tôi cũng từng được nghe bà, nghe mẹ kể về những câu chuyện hay cách làm bánh tráng nhưng thực sự phải chứng kiến tận mắt như hôm nay tôi mới cảm nhận được hết sự kỳ công, khéo léo và cả sự vất vả của người thợ bánh.
Dưới nắng hè, những đôi tay vẫn thoăn thoắt xay bột, lọc bột, tráng bánh. Trong tôi, những người thợ bánh thực sự là những nghệ nhân thực thụ.
Ngay từ công đoạn chọn gạo làm bánh đã phải rất cẩn thận và kỹ lưỡng. Gạo làm bánh là loại gạo đặc biệt được trồng chính trên quê dừa Bến Tre. Dừa ở Mỹ Lồng nước cũng rất ngọt, thịt dừa dầy và béo hơn các vùng khác.
Từ những nguyên liệu đơn giản người thợ bánh khéo léo tráng lên những chiếc bánh vừa trắng trong vừa thơm. Lại thêm sự sáng tạo nữa nên bánh ở Mỹ Lồng mang nhiều hương vị chay mặn cho thực khách nhiều lựa chọn hơn.
Mỗi người dân làng làm bánh tráng Mỹ Lồng từ thanh niên đến các cụ già ai ai cũng thành thục từng công đoạn làm bánh. Nghề làm bánh đã gắn liền với họ từ thuở ấu thơ được xem bố mẹ, ông bà làm bánh, tráng bánh và phơi bánh. Người dân Mỹ Lồng cũng rất hiếu khách.
Nếu du khách ngỏ ý vào thăm, người dân nơi đây sẽ luôn nồng nhiệt đón tiếp. Người dân rất tự hào về làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, như là một phần không thể thiếu bởi không chỉ là nguồn thu nhập mà còn là một thú vui tao nhã.