Trong lòng du khách phương xa mỗi khi có cơ hội du lịch Tây Ninh đều ghé thăm Trí Huệ Cung. Không phải ngẫu nhiên mà Trí Huệ Cung được xếp vào danh sách các địa điểm tham quan của “nóc nhà Nam Bộ” tất cả là nhờ vào kiến trúc hình lập phương độc đáo và nhiều điều trải nghiệm mới mẻ khác nữa.
Hãy cùng Bánh Tráng Như Bình tham khảo qua bài viết này, ngoài ra chúng tôi còn có rất nhiều bài viết khác giới thiệu về các địa diểm du lịch Tây Ninh hấp dẫn khác trong cùng chuyên mục.
MỤC LỤC
Vài Nét Về Trí Huệ Cung Tây Ninh Bạn Cần Khám Phá
Cuối năm 1947, Đức Phạm Hộ Pháp xây dựng Trí Huệ Cung, được dùng để làm tịnh thất cho nữ giới. Công trình mất đến hơn 3 năm xây dựng mới hoàn thành và đi vào hoạt động. Đức Phạm Hộ Pháp chính là người đầu tiên nhập tịch, đồng thời cầu nguyện cho bá tánh, nhân dân suốt 3 tháng trước khi xuất tịch.
Trí Huệ Cung còn có tên gọi khác là Thiên Hỷ Động, thuộc quản lý của Tòa Thánh Tây Ninh. Hiện nay, công trình thuộc địa phận xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách Tòa Thánh Tây Ninh khoảng 7km.
Hướng Dẫn Cách Di Chuyển Tới Trí Huệ Cung Tây Ninh
Trí Huệ Cung cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 14km. Hiện nay có nhiều phương tiện khác nhau để di chuyển tới công trình. Bạn có thể chọn xe khách hoặc xe máy để đến tịnh thất.
Từ trung tâm thành phố Tây Ninh, bạn men theo tuyến đường Huỳnh Tấn Phát khoảng độ 22 phút hoặc đường 30/4 là tới được Trí Huệ Cung.
Khám Phá Và Chiêm Ngưỡng Lối Kiến Trúc Trí Huệ Cung Tây Ninh
Công trình được xây dựng trên khu đất rộng, được bao quanh bởi hàng rào vuông vức. Mỗi bên có xây một cổng lớn ra vào. Trên cổng có tấm bảng được đề chữ “THIÊN HỶ ĐỘNG”. Và du khách để ý ở hai cột cổng có gắn một đôi liễn Trí Huệ, đề 2 dòng thơ:
- “Trí định thiên lương quy nhứt bổn
- Huệ thông đạo pháp độ quần sanh”
Trí Huệ Cung Tây Ninh được thiết kế và xây dựng theo hình khối lập phương, cao 12m, 3 tầng, mỗi tầng 4m. Tòa nhà thiết kế vuông vức mang một ý nghĩa tâm linh, tượng trưng cho “âm”.
Giữa trung tâm tòa nhà có một cột trụ 3 tầng, có chiều cao đến tận mái của công trình, mang ý nghĩa sâu sắc “nhất trụ xanh thiên”, đại diện cho “dương”. Nhìn chung, kiến trúc công trình sở hữu ý nghĩa thâm sâu “trời tròn đất vuông”.
Trí Huệ Cung Tây Ninh được sử dụng với nhiều tính năng khác nhau. Khu vực tầng trệt của tòa nhà là nơi để các tín đồ cao đài cầu nguyện và luyện đạo. Còn tầng trên của Trí Huệ Cung là không gian để thờ Đức Chi Tôn, đồng thời lưu giữ và bảo tồn một số kỷ vật cũng như di tích của Đức Phạm Hộ Pháp.
Ai Có Đủ Điều Kiện Được Tu Hành Ở Trí Huệ Cung Tây Ninh?
Không phải dễ dàng được tu tập tại Trí Huệ Cung, yêu cầu nữ phái đạo Cao Đài phải hội tụ đủ Tam lập. Đó là: lập công, lập đức và lập ngôn. Với phương tu là tu chơn, vì thế những người tu tập ở đây đều đồng tu như nhau, không có phẩm tước, chức sắc.
Ở tịnh thất vào mỗi ngày đều diễn ra lễ cúng tứ thời với đủ các bài kinh Cao Đài. Khi diễn ra lễ cúng, ở Trí Huệ Cung Tây Ninh đều không dùng đèn, dùng nhang. Người tu Trí Huệ dù đang đứng, ngồi hay đang làm bất cứ việc gì, mỗi khi nghe lịnh đổ kiếng (giật chuông) phải đứng dậy, bắt tay ấn Tý, mặt hướng về tịnh thất để tưởng niệm.
Lần đầu tiên được đặt chân đến Trí Huệ Cung Tây Ninh, du khách tham quan bất ngờ với gam màu vàng chủ đạo. Màu vàng chủ đạo của công trình thể hiện sự cổ kính, mang tới cảm giác gần gũi và ấm áp.
Hơn nữa, vào mỗi chiều tà, ánh hoàng hôn rọi vào tịnh thất trông càng nổi bật hơn. Chưa kể tới, khuôn viên của Trí Huệ Cung còn trồng nhiều cây cối, tạo nên cảm giác dễ chịu, thoáng đãng.
Không chỉ là địa điểm sinh hoạt tôn giáo, Trí Huệ Cung Tây Ninh còn là địa điểm tham quan du lịch. Vì thế, khi thực hiện chuyến trải nghiệm tịnh thất, du khách cần lưu ý một số điều như sau:
- Khi vào khu vực bên trong tịnh thất, bạn cần phải bỏ dép ra ngoài.
- Bạn nên giữ gìn vệ sinh chung, không được vứt rác bừa bãi, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình hành hương của người khác.
- Đến đây, bạn nên chú ý khoản ăn mặc. Nên lựa chọn trang phục kín đáo, tránh phản cảm, ảnh hưởng tới chốn tôn nghiêm. Có thể mặc quần jeans, áo thun, áo sơ mi cho phù hợp với không gian tôn nghiêm.
Trí Huệ Cung Tây Ninh hiện nay đã trở thành địa điểm du lịch được nhiều khách phương xa ghé thăm mỗi khi có dịp đến với “nóc nhà Nam Bộ”. Đây là điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng mang đậm lối kiến trúc đặc trưng của đạo Cao Đài.
Mặc dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử và thời gian nhưng chốn hành hương này vẫn được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm mỗi khi có dịp. Trí Huệ Cung Tây Ninh hân hạnh được đón tiếp du khách gần xa.