Nổi danh là địa điểm tâm linh được du khách thập phương đặc biệt quan tâm và ca ngợi, Tòa Thánh Cao Đài – Tây Ninh thu hút hàng triệu tín đồ mỗi năm. Độc đáo từ kiến trúc, thiêng liêng trong lịch sử, Tòa Thánh Tây Ninh chắc chắn là một trong những công trình tôn giáo – nghệ thuật hàng đầu tại Châu Á mà du khách không thể nào bỏ lỡ.
Bài viết sau đây của Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình sẽ chia sẻ đôi nét về nguồn gốc tôn giáo cội nguồn này của Tây Ninh, ngoài ra Như Bình còn có rất nhiều bài viết khác giới thiệu về những địa điểm du lịch Tây Ninh nổi tiếng khác TẠI ĐÂY.
Giới Thiệu Tòa Thánh Tây Ninh
Tòa Thánh Tây Ninh Tiếng Anh Là Gì?
“Holy See” là cách mà du khách nước ngoài gọi Toà Thánh Tây Ninh bằng Tiếng Anh. Nó nằm ở xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách TP Tây Ninh khoảng gần 5km về phía Đông Nam và cách TP Hồ Chí Minh
Diện Tích Đất Tòa Thánh Tây Ninh
Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình kiến trúc tôn giáo – nghệ thuật, được xây dựng trên diện tích khoảng gần 12 km2, rộng hơn 2.000 m2, đặc biệt nổi bật với hai lầu chuông và trống cao khoảng 25m. Nơi đây có hàng rào bao bọc xung quanh và gồm đa dạng các công trình: Tòa Thánh, bửu tháp, đền thờ Phật mẫu với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Tòa Thánh có chiều dài khoảng 100m và có đến 12 cổng, toàn bộ các cổng đều được chạm khắc hình Tứ linh (long, lân, quy, phụng) và hoa sen. Phía bên ngoài tòa nhà có 2 tháp cao khoảng 36m, tổng khuôn viên rộng 1,2 km.
Ấn tượng đầu tiên đối với đa số du khách khi đến đây là hình Thiên Nhãn ở ngay mặt trước của Tòa Thánh – một con mắt tỏa sáng với ánh hào quang, biểu tượng thiêng liêng của đạo Cao Đài. Khuôn viên Tòa Thánh rộng hơn 1km2 với những con đường rộng thênh thang, kết nối hài hòa kiến trúc với nhau.
Sự Tích Tòa Thánh Tây Ninh
Cách đây hơn 80 năm, vùng đất Tây Ninh được biết đến là khu rừng rậm, với sơn lâm ám khí, beo hùm, rắn rết, rừng thiêng nước độc bao phủ. Thế nhưng, kể từ khi có bàn tay của Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc, Đức Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư, Tây Ninh được chọn trở thành địa điểm lý tưởng để làm khởi nguồn phát triển của Đạo Cao Đài, biến khu rừng rậm thành chốn linh thiêng bậc nhất.
Tòa Thánh Tây Ninh được các kinh điển chính thống ghi chép là đã được khởi tạo đầu tiên từ năm 1926 (Bính Dần), và chính thức hoàn thiện xong vào năm 1947 (Đinh Hợi) và được khánh thành vào dịp Đại lễ Vía Đức Chí Tôn ngày Mùng 9 tháng Giêng năm Ất Mùi (01-2-1955). Đến nay đã gần 80 năm.
Địa điểm này chính thức được khánh thành vào năm 1947. Tổng thể công trình kiến trúc tôn giáo này mang hình tượng Long Mã bái sư. Mặt trước của Tòa Thánh mang diện mạo của đầu Long Mã nhìn thẳng về hướng Tây. Hai lầu chuông và trống vươn cao tựa như hai sừng nhọn. Nằm chính giữa lầu chuông và lầu trống là tòa nhà lầu với tầng trệt mang tên Tịnh Tâm Đài như miệng Long Mã há ra.
Riêng khu vực Bát Quái Đài tọa lạc cuối của Đền Thánh là chính phần đuôi của Long Mã. Đặc biệt, công trình kiến trúc tôn giáo thiêng liêng này được xây dựng bằng bê tông cốt tre, một đặc trưng của các công trình Toà Thánh thuộc đạo giáo Cao Đài.
Theo quan niệm của các tín đồ theo đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn là Thượng đế, là đấng tạo hoá sinh ra vạn vật trong ngũ hành, Người được các tín đồ gọi một cách vô cùng tôn kính là đấng cha hiền (Đại từ phụ) của toàn nhân loại; theo đó, Đức Diêu Trì Kim Mẫu được các tín đồ gọi là đấng mẹ hiền (Đại từ mẫu).
Đại lễ Vía Đức Chí Tôn là lễ hội thể hiện đặc trưng tôn giáo của người theo đạo Cao Đài tại Tây Ninh. Lễ hội được tổ chức thường niên và tất cả tín đồ luôn coi đây là sự kiện trọng đại nhất, ý nghĩa nhất trong đời sống tinh thần. Bên cạnh đó, đại lễ cũng là dịp tốt để các tín đồ thể hiện tấm lòng hiếu hạnh của mình đối với Đức Đại từ phụ.
Vào ngày đại lễ lớn này, song song với nghi thức dâng hương, cầu kinh, cúng bái,… các tín đồ và du khách thập phương cũng được trải nghiệm rất nhiều trò chơi dân gian, các màn biểu diễn nghệ thuật phong phú, thi đấu võ thuật dân tộc hay màn thi múa tứ linh… rất đặc sắc. Đây chính là nét đẹp văn hoá của cộng đồng người Tây Ninh, với bầu không khí đầy hân hoan và sôi nổi.
Trong tôn giáo Cao Đài, kiến trúc luôn mang những tinh hoa nghệ thuật bậc nhất, vô cùng cầu kỳ và đặc sắc. Toà Thánh Tây Ninh được xây dựng và chạm khắc tỉ mỉ đến từng đường nét, ẩn chứa những biểu trưng và ý nghĩa thiêng liêng nhất. Đây là kỳ quan, là di sản văn hoá nhân loại và là niềm tự hào của người dân “đất Thánh” từ xa xưa cho đến nay.
Video truyền thuyết về Tòa Thánh Tây Ninh
Cẩm Nang Du Lịch Tòa Thánh Tây Ninh
Khách Sạn Gần Tòa Thánh Tây Ninh
Một số khách sạn chất lượng cao, giá tốt ở khu vực gần như : Hotel 177, Paradise Hotel, Les Hameaux de l’Orient,… Du khách chỉ cần di chuyển từ 5 – 7km từ khách sạn là tới điểm tham quan.
Đường Đi Tòa Thánh Tây Ninh
Cách trung tâm Thành phố Tây Ninh chưa đầy 5km về phía Đông Nam, đường đến Tòa Thánh rất nhanh chóng và thuận tiện cho khách du lịch. “Đất Thánh” Tây Ninh cách Sài Gòn chỉ khoảng 100km.
Chính vì thế nên nhiều gia đình, hội nhóm lựa chọn tận hưởng cuối tuần với nhiều trải nghiệm độc đáo tại nơi đây, di chuyển bằng xe khách hoặc xe máy đều rất đơn giản. Thời gian di chuyển từ Sài Gòn đến Tây Ninh chỉ mất khoảng 2-3 tiếng tùy phương tiện.
Sơ Đồ Tòa Thánh Tây Ninh
Nổi bật nhất ở Toà Thánh Tây Ninh là 2 tháp vuông lớn, cao vút, song song nhau. Đó là Bạch Ngọc Chung Đài và Lôi Âm Cổ Đài, thường gọi là Lầu Chuông và Lầu Trống. Mỗi tháp đều có 6 tầng, có mái ngắn bao quanh để phân chia các tầng.
Khu chính điện là nơi thờ Thiên Nhãn – biểu trưng cho con mắt của Thượng Đế nhìn thấu tất cả những hành vi thiện, ác trên khắp nhân gian, để khen – phạt một cách công minh.
Đồng thời, nơi đây cũng được thiết kế và bài trí một quả Càn Khôn khổng lồ, là biểu trưng thiêng liêng cho vũ trụ với Thiên Nhãn nằm trên vì sao Bắc Đẩu, còn xung quanh là 3.072 vì tinh tú, biểu trưng cho 72 hành tinh địa cầu và 3.000 thế giới trong truyền thuyết của đạo Cao Đài.
Tầng trệt của 2 tháp này có 2 khuôn hoa lớn hình chữ nhật, thiết kế ở giữa có 2 chữ Nho lớn trong hình bầu dục, bên Lầu Trống là chữ CAO và bên Lầu Chuông là chữ ĐÀ.
Tầng kế bên trên Lầu chuông có đắp tượng Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung mặc Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay cầm quyển Thiên thơ, còn ở Lầu Trống thì có đặt một bức tượng Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh, mang Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay phải cầm một nhành hoa, tay trái xách giỏ hoa lam.
Tầng thứ ba ở ngay bên trên nổi bật với kiến trúc mỗi bên có gắn 2 bông gió để thông hơi. Lên từng thứ tư với kiến trúc độc – lạ hình chữ T rất lớn cùng màu trắng thanh thoát, đắp hình một bó hoa lớn, màu sắc sặc sỡ dưới ánh bình minh.
Tầng thứ năm và thứ sáu có 4 góc đều có gắn các khuôn bông thông gió, trang trí với nhiều màu sắc vô cùng đẹp mắt. Tầng thứ sáu là tầng cao nhất, được làm lan can bao quanh, để du khách có thể lên đứng trên đó chiêm ngưỡng toàn cảnh vùng Thánh địa.
Hội Yến Tòa Thánh Tây Ninh
Đại lễ Yến Tòa Thánh Tây Ninh, hay còn gọi là Hội Yến Diêu Trì Cung – một trong hai ngày lễ lớn nhất chốn Cao Đài. Đại Lễ được Hội Thánh Cao Đài được long trọng tổ chức duy nhất tại Báo Ân Từ – toạ lạc tại nội ô Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh ở thị trấn Hòa Thành, vào ngày 14 và 15 tháng 8 âm lịch.
Ngoài tưởng nhớ đến Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên nương, đây còn là dịp để các tín đồ tĩnh tâm, suy niệm về đời mình. Đến với lễ hội một lần, du khách sẽ hòa mình vào đêm hội tâm linh tưng bừng, đầy hoa nến, tận hưởng niềm an lạc của các đạo hữu Cao Đài.
Ngoài Tòa Thánh Cao Đài, du lịch Tây Ninh còn rất nhiều điểm đến thu hút du khách 4 phương là Hồ Dầu Tiếng, Núi Bà Đen, Tháp cổ Bình Thạnh, Khu du lịch Ma Thiên Lãnh,…
Hội Yến Tòa Thánh Tây Ninh
Bên cạnh đó, du khách khi đến đây cũng cần nắm được một số lưu ý nho nhỏ:
- Giờ lễ chính là 12h00 trưa, các tín đồ có thể tranh thủ tham quan khuôn viên Cao Đài hoặc các danh thắng gần đó vào buổi sáng hoặc chiều sau khi hành lễ tại Toà thánh. Ngoài ra, du khách có thể tham quan Tòa Thánh vào bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày.
- Du khách lưu ý không mang giày vào bên trong Tòa Thánh, đặc biệt giữ gìn vệ sinh chung.
- Lối vào Đại Điện duy nhất là từ hai bên cửa, nam giới đi vào từ cửa bên phải, nữ giới đi cửa bên trái.
Cứ mỗi chiều đến, Tòa Thánh trở thành nơi thư giãn vô cùng bình yên, dạo mát của người dân trong vùng cũng như du khách thập phương đến du lịch Tây Ninh.