Vào khoảng thế kỷ VIII-IX, tháp cổ Bình Thạnh được tiến hành xây dựng. Tính tới nay ngôi tháp đã có niên đại được 1000 năm, mang kiến trúc thuộc nền văn hóa Óc Eo. Đến Trảng Bàng, du lịch Tây Ninh, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan vẻ đẹp ngôi tháp hiếm hoi còn sót lại ở vùng Đông Nam Bộ này.
Hãy cùng Bánh Tráng Như Bình tham khảo qua bài viết này, ngoài ra chúng tôi còn có rất nhiều bài viết khác giới thiệu về các địa diểm du lịch Tây Ninh hấp dẫn khác trong cùng chuyên mục.
MỤC LỤC
Tháp Cổ Bình Thạnh Có Gì Mà “Hot” Đến Vậy?
Kiến trúc tổng thể của tháp Bình Thạnh bao gồm 3 tháp chính. Tuy nhiên, đến nay chỉ còn một tháp vẫn giữ nguyên hình hài, nhờ quá trình được trùng tu. Hai tháp khác đã bị đổ sập, chỉ còn lại là phế tích. Tháp còn nguyên có chiều cao 10m, được xây dựng trên nền đất vuông, mỗi cạnh dài 5m.
Cổng chính của tháp nằm ở hướng Đông, sở hữu chiều cao 2m, chiều rộng 1m. Trên các vách được chạm khắc phù điêu nổi dưới đôi bàn tay khéo léo của người xưa. Để ý ở phía trên cổng chính là phiến đá chữ nhật cao 0,8m rộng 2m, được khắc hình bông cúc. Các cửa còn lại của tháp đều là cửa giả nhưng vẫn được người xưa chạm khắc hoa văn công phu, tinh xảo và khéo léo.
Đến với tháp cổ Bình Thạnh Tây Ninh, du khách có cơ hội ngược dòng thời gian về quá khứ khám phá công trình lịch sử có niên đại 1000 năm.
Từ những khối gạch nung, được người xưa xếp chồng khít lên nhau, mà đến tận bây giờ vẫn là lời “thách đố” cho các nhà khoa học khảo cổ, chưa biết chất kết dính được làm từ nguyên liệu gì. Đây chính là kỹ thuật vô cùng tài hoa của người Champa cổ xưa.
Theo thời gian, trên các bức tường của tháp cổ là các mảng rêu phong nhuốm đầy, mang đến cho du khách vẻ hoài niệm về một thời cổ xưa. Xét về giá trị lịch sử, tháp cổ Bình Thạnh là công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của văn hóa Óc Eo. Năm 1993, tháp được vinh hạnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Tháp Cổ Bình Thạnh Tọa Lạc Ở Đâu? Hướng Dẫn Cách Di Chuyển
Tháp cổ Bình Thạnh tọa lạc ở vị trí đắc địa, nằm bên hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, cách trung tâm thành phố khoảng 50km, tại ĐT786 thuộc ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Cách di chuyển tới tháp cổ rất dễ dàng, tùy theo nhu cầu và sở thích mà bạn có thể đi xe máy hoặc ô tô.
Từ thành phố đi theo quốc lộ 22B, tới trung tâm huyện Gò Dầu, lúc này bạn hãy hỏi người dân đường tới ngã 3 ấp Voi. Tiếp tục bạn di chuyển tới huyện lộ 784. Trên đường đi hãy để ý sẽ có bảng đề dòng chữ “Di tích lịch sử văn hóa” đồng nghĩa rằng quãng đường đến tháp cổ rất gần rồi.
Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Của Tháp Cổ Bình Thạnh
Với những ai đam mê vẻ đẹp cổ xưa, mong muốn tìm hiểu nền văn minh Óc Eo thì đừng bỏ qua công trình kiến trúc này. Tọa lạc trên khu đất cao và bằng phẳng, ngôi tháp cổ ẩn mình trong khung cảnh của những cây đại thụ to lớn. Điều này làm cho bất cứ du khách nào đến đây đều cảm nhận được khung cảnh vừa thơ mộng nhưng không kém phần trang nghiêm.
Tháp có nền hình vuông. Theo như mô tả ở trên, cửa chính ở hướng Đông, được người xưa xây nhô hẳn ra ngoài khung cửa là bốn phiến đá nguyên, được dày công đục, đẽo, mài nhẵn các cạnh. Một tấm đặt ngang phía bên dưới.
Hai bên khoét 2 lỗ tròn để gắn con quay cánh cửa. Còn tấm thứ 4 lại được đặt ngang phía trên tạo thành khung cửa vững chắc có kích thước rộng 1m, cao 2m.
Cũng giống như các tháp Chăm ở miền Trung thì tháp cổ Bình Thạnh nổi tiếng với lối kiến trúc tinh xảo. Kỹ thuật xây dựng và điêu khắc tài tình thể hiện qua ngôi tháp cổ này minh chứng cho sự phát triển đỉnh cao của nền văn hóa Óc Eo.
Bên trong tháp cổ Bình Thạnh là nơi thờ phụng Linga và Yoni, biểu tượng của thần Shiva trong Ấn Độ giáo. Vào để ý bên trong của tháp, đưa mắt nhìn lên phía trên, bạn chiêm ngưỡng được lối thiết kế theo hình vuông và nhỏ dần tới phần đỉnh.
Một Số Lưu Ý Khi Tới Thăm Tháp Cổ Bình Thạnh
Có dịp ghé thăm tháp cổ, du khách cần bỏ túi một số điểm như sau:
- Tháp cổ là di tích tọa lạc ở ngoài trời. Nên cách tốt nhất bạn ghé thăm vào đầu buổi sáng hoặc cuối giờ chiều. Đây là hai khoảng thời gian tốt nhất để du khách tránh nắng gắt.
- Nếu tham quan tự túc, khi di chuyển nhớ xem thật kỹ google map, chú ý biển báo, để tránh tình trạng lạc rồi lại mất thời gian.
- Nên lựa chọn trang phục sáng màu, mẹo khi check-in là đặt máy từ góc thấp lên cao để thâu tóm trọn vẹn công trình cổ kính này.
- Ngoài ra ở Tây Ninh còn có các địa danh du lịch khác, bạn có thể tham quan như vườn trái cây Gò Chùa, tòa thánh Tây Ninh…
Cũng chính kỹ thuật điêu khắc phản ánh sự phát triển đỉnh cao của văn hóa Óc Eo mà tháp cổ Bình Thạnh ngày càng thu hút nhiều du khách ghé tham quan. Đến đây, du khách cảm nhận hoài niệm về quá khứ cổ xưa, và không quên check-in lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ của chuyến hành trình.